Nuôi bò, công nghệ đơn giản, dễ thực hiện, dễ nhân rộng, hiệu quả cao và tạo thêm nhiều sản phẩm (thịt bò), chất lượng phục vụ cho nhu cầu trong nước, hướng tới xuất khẩu. Lực lượng CCB đa phần xuất thân và sống ở khu vực nông thôn. Được sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, sự giúp đỡ của các ban, ngành đoàn thể, sự giúp đỡ của các cấp Hội, của hội viên nên các CCB tích cực tham gia các phong trào sản xuất, làm kinh tế ở địa phương. Nhiều hội viên CCB vươn lên làm giầu, trở thành những tấm gương sáng làm kinh tế. Bên cạnh đó có nhiều CCB đời sống kinh tế gia đình khó khăn. Cái mà rất nhiều CCB thiếu, ngoài vốn sản xuất, đó là tư duy kinh tế và cách làm ăn mà chính dự án này sẽ lấp chỗ thiếu cho CCB. Chăn nuôi bò là nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta. Chăn nuôi theo hướng kiệm dụng và chủ yếu để khai thác sức kéo, lấy phân chuồng cho sản xuất trồng trọt. Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ (1 hộ có từ 1-3 con bò) theo phương thức chăn thả hoặc bán chăn thả, tận dụng bờ bụi, gò đồi và các phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm lúa, thân cây ngô, khoai lang, cám gạo, bột ngô…”. Chính vì vậy năng suất chăn nuôi bò thịt và chất lượng thịt không cao. Những năm gần đây nhu cầu sức kéo động vật (trong đó có sức kéo trâu bò) cho sản xuất nông nghiệp giảm nhờ mức độ cơ giới hóa ngày càng tăng. Chăn nuôi bò đã và đang chuyển dần sang hướng chăn nuôi bán thâm canh và thâm canh, có vỗ béo trước khi xuất bán thịt. Đã xuất hiện các gia trại, trang trại chăn nuôi bò thịt lớn hơn hàng chục và thậm chí lên tới hàng con con/trang trại. Nhờ ứng dụng KHKT, các quy trình công nghệ tiên tiến trong công tác giống, chế biến, bảo quản thức ăn, vệ sinh phòng bệnh… nên năng suất chăn nuôi và chất lượng thịt ngày càng cao.

Thúy Hương