- Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), Báo CCB Việt Nam giới thiệu bài “Lớp học đặc biệt” của tác giả Trương Thanh Liêm viết về sự vất vả, tận tụy và tấm lòng nhân ái của cô giáo Nguyễn Thị Huỳnh Nga (ngụ tại số 73, đường Đinh Tiên Hoàng, phường 8, T.P Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) với 30 học sinh rất “đặc biệt”. Các cháu đều mắc bệnh thiểu năng trí tuệ. Điều đặc biệt nữa là học sinh không phải đóng góp một khoản chi phí nào, ngược lại cô Nga còn tặng vở, quần áo, giày dép, sữa tươi và các phần ăn miễn phí cho một số trường hợp có hoàn cảnh khó khăn.
Cũng trong chủ đề này, bài “Người thày giáo đến từ đất nước Bác Hồ” của Hồng Linh viết về Trung tá Lê Ngọc Sơn - Phó trưởng phòng Tham mưu - kế hoạch, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Khi còn thực hiện nhiệm vụ tại Cộng hòa Trung Phi, bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của một sĩ quan do Phái bộ Liên hợp quốc giao, Trung tá Lê Ngọc Sơn đã tự nguyện gánh vác thêm công việc của một thầy giáo. Từ lớp học đầu tiên có 4 học trò, số lớp học của thầy giáo bộ đội người Việt Nam cứ ngày một tăng dần và số lượng học sinh lên đến 150 em. Hình ảnh của Trung tá Lê Ngọc Sơn đã trở thành niềm tự hào mang tên “Việt Nam” trong con mắt và trái tim người dân nước Cộng hòa Trung Phi cũng như với các sĩ quan của Phái bộ Liên hợp quốc. - Trong chuyên mục Luận bàn, nhà thơ Trần Đăng Khoa có bài “Kỳ họp Quốc hội và kỳ vọng của dân”. Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV là kỳ họp đưa ra nhiều quyết sách mới, trong đó có việc bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước và thảo luận thông qua Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi). Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Quốc hội bầu chức danh Chủ tịch nước với số phiếu tập trung rất cao. Điều đó thể hiện trong lòng dân, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là người đang rất có uy tín. Đặc biệt là sự liêm khiết. Người dân rất kỳ vọng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng chống tham nhũng, xử lý "lợi ích nhóm", "vây cánh thân hữu"...
- “Viết cho tuổi sáu mươi” kỳ này Báo tiếp tục giới thiệu bài viết của Tôn Mạc Ninh. Với một “đường thư” dí dỏm bà thủ thỉ với “Tuổi sáu mươi” chúng mình: “Trong mọi hoàn cảnh không được nóng dận”. Không phải tự nhiên Nhà Xã hội học đáng kính đưa vấn đề “biết rồi khổ lắm nói mãi” đó để tâm sự với tuổi ”hai thứ tóc” chúng mình. Kinh nghiệm mách bảo bà “Tuổi sau mươi” - nhất là những người vừa rời công sở về “an vui” với con cháu rất dễ bực mình với lối sống, thậm chí cả suy nghĩ, hành động – ta cứ tạm gọi là “không ai nghe ai”!. Trong khi, mới hôm qua “Tuổi sáu mươi” còn hét ra lửa, thì sao không bực bội?
- Báo giới thiệu bài “Thấy gì từ các khu dân cư tự phát” của tác giả Trang Anh Thơ trong chuyên mục Bảo vệ Pháp luật.
- Chuyên mục Năm tháng không quên có bài “Ấm áp những ngày đầu trên nước Nga Xô viết” nhân dịp kỷ niệm 101 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7--11).
- Trần Việt Anh viết bài “Nỗi buồn “Bản không tên” trong chuyên mục Những trận đánh chưa thành công.
- “Trở về để làm “rung chuyển thế giới” là bài viết của Đăng Song trong chuyên mục Nhân vật và sự kiện.
- Chuyên mục Quốc tế có bài “Trung Đông bao giờ yên bình?” của Hoàng Nguyễn.
Ngoài ra báo còn nhiều bài, ảnh, thơ hấp dẫn khác.
Báo phát hành đầu tháng 11-2019, bạn đọc có thể mua, đặt báo tại bưu điện gần nhất.
Kính mời bạn đọc đón xem.
Báo CCB Việt Nam