Theo tính toán sơ bộ của cơ quan thống kê, chỉ số giá tiêu dùng 2 kỳ đầu tháng 3 của cả nước đã tăng 1,1% so với tháng 2. CPI tháng 3/2010 thuộc diện cao trong nhiều năm trở lại đây, chỉ xếp sau chỉ số giá của năm 2008 (tăng 2,99%), là năm lạm phát rất cao: tháng 3/2005 tăng 0.1%; 3/2006 giảm 0.5 %; 3/2007 giảm 0.2 %; và 3/2009 giảm 0.17%. Cơ sở cho nhận định trên được được tính toán trên cơ sở số liệu kỳ 2 được chốt đến ngày 5/3 (khoảng 10 ngày/kỳ số liệu).
Tính đến thời điểm đó, chỉ số giá một số tỉnh, thành phố lớn đã đã tăng xấp xỉ 1,4%. Cụ thể, Tp.HCM tăng 1,39%; Hà Nội tăng 1,36% so với tháng trước đó. Theo tính toán sơ bộ của cơ quan thống kê, chỉ số giá tiêu dùng 2 kỳ đầu tháng 3 của cả nước đã tăng 1,1% so với tháng 2.
Theo nhận định của một số lãnh đạo cơ quan thống kê các tỉnh, chỉ số giá kỳ 3 tháng 3 đã giảm tốc hơn 2 kỳ trước. Cho nên, nhận định sơ bộ là CPI tháng 3 sẽ tăng trong khoảng 0,7-0,9%.
Với mức tăng này, CPI tháng 3/2010 thuộc diện cao trong nhiều năm trở lại đây, chỉ xếp sau chỉ số giá của năm 2008 (tăng 2,99%), là năm lạm phát rất cao: tháng 3/2005 tăng 0.1%; 3/2006 giảm 0.5 %; 3/2007 giảm 0.2 %; và 3/2009 giảm 0.17%.
Về nguyên nhân dẫn tới mức tăng khá cao của CPI tháng này, ngoài nguyên nhân giá tăng trong dịp rằm tháng Riêng còn do giá nhiều loại nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất đã tăng khá mạnh như xăng dầu, điện, nước (Tp.HCM)…
Việc thay đổi tỷ giá theo hướng giảm đồng nội tệ cũng ảnh hưởng đến giá các mặt hàng có nguồn gốc nhập khẩu. Thêm vào đó, giá vốn, chi phí nhân công cũng đang gây áp lực tăng giá nhiều sản phẩm tiêu dùng thiết yếu…
Theo kế hoạch, số liệu CPI sẽ được chính thức công bố trong vài ngày tới, mức độ tăng cụ thể dự kiến sẽ tác động đến những cân nhắc điều chỉnh lãi suất cơ bản và kế hoạch sản xuất kinh doanh trong quý tới của doanh nghiệp.
Cao Thuý