Khi bênh nhân lao phổi ho, hắt hơi hay khạc nhổ đờm, các vi khuẩn lao sẽ được phát tán một cách rộng rãi. Mỗi người chỉ cần hít phải một lượng nhỏ vi khuẩn lao cũng sẽ dễ dàng mắc bệnh.
Chính vì vậy nên người ta có tâm lý chung là kỳ thị bệnh nhân lao, sợ hãi khi gần người bị lao phổi. Và nguyên nhân chính này khiến cho nhiều người bệnh mang tâm lý lo sợ, mặc cảm, ngại ngùng, giấu bệnh và tình trạng giấu bệnh này là lý do tiềm ẩn khiến bệnh lây lan đến mức không thể kiểm soát.

Những người mắc bệnh lao phổi thường có biểu hiện ho và hắt hơi, khạc nhổ nên đây chính là cơ hội để các vi khuẩn lao dễ dàng phát tán ra môi trường xung quanh. Có thể là dịch nhầy của người mắc bệnh lao dính vào những vật xung quanh gây ra lây nhiễm cộng đồng cao.

Hầu hết những ai hít phải các vi khuẩn lao sẽ bị nhiễm ngay bệnh lao phổi. Ở một số trường hợp, người nhiễm vi khuẩn lao nhưng chưa phát bệnh nhờ cơ thể khỏe và đủ sức chống chọi lại vi khuẩn lao. Tuy nhiên, vi khuẩn lao thì vẫn tồn tại trong cơ thể người bị nhiễm “ủ bệnh” đợi đến khi hệ miễn dịch bị suy yếu vi khuẩn lao mới “quật”. Những trường hợp này rất dễ chủ quan nên lại càng là đối tượng dễ lây bệnh cho người xung quanh, nhất là người thân trong gia đình.

Vấn đề khiến nhiều người lo ngại, đó là giai đoạn đầu của bệnh thường chỉ có các triệu chứng thông thường như ho, sốt, sụt cân… nên người bệnh hay bỏ qua và xem nhẹ như các bệnh thông thường khác. Điều này khiến bệnh lao phổi có cơ hội lan truyền ra nhanh chóng. Ngay cả khi bệnh đã được phát hiện và điều trị dùng thuốc thì ngay cả 1 tháng sau, vi khuẩn lao vẫn có thể lây lan ra môi trường. Do đó, mọi người cần biết cách phòng tránh bệnh lao phổi cho mình.

Thành An