Nhiều cảnh sát khẳng định số người thực hiện hành vi điên rồ hoặc phi pháp (như cướp của, đánh người) tăng lên trong khoảng thời gian trước và sau khi trăng tròn. Để tìm hiểu hiện tượng này, James Rotton, một nhà khoa học của Đại học Florida tại Mỹ, cùng nhà nghiên cứu Ivan Kelly của Đại học Saskatchewan tại Canada, đã phân tích 37 nghiên cứu về chu kỳ trăng và các hội chứng thần kinh. Kết quả cho thấy mặt trăng không tác động tới các hành vi và thần kinh của con người. Siêu trăng có thể gây thảm họa Siêu trăng xuất hiện do quỹ đạo của mặt trăng có dạng hình tròn không hoàn hảo. Khi mặt trăng tới cận điểm (vị trí gần trái đất trên quỹ đạo), chúng ta cảm thấy nó to hơn mức bình thường. Đương nhiên, mặt trăng càng gần địa cầu thì lực hút của nó đối với hành tinh của chúng ta càng lớn. Vì thế nhiều người lo ngại lực hút mạnh hơn của siêu trăng có thể gây nên thảm họa – như động đất hay sóng thần. “Các nhà khoa học của Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ và nhiều nhà nghiên cứu khác đã tìm hiểu lực hút của siêu trăng đối với trái đất. Họ thấy rằng, trong mọi trường hợp, lực hút của mặt trăng không đủ mạnh để có thể gây nên bất kỳ thảm họa nào”, John Bellini, một nhà địa vật lý của Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ, khẳng định. Các phi thuyền Mỹ chưa từng đổ bộ lên mặt trăng Một bộ phận dân chúng Mỹ cho rằng những cuộc đổ bộ của đội tàu Apollo trên mặt trăng trong thập niên 60 và 70 không hề diễn ra. Họ đoán người ta dàn dựng cảnh đổ bộ ở một nơi bí mật nào đó trên địa cầu rồi phát lên truyền hình để đánh lừa khán giản. Giả thuyết của những người hoài nghi có thể khiến những phi hành gia từng đánh cược mạng sống của họ trong những chuyến thám hiểm mặt trăng nổi giận. Vào năm 2002, một người tin vào thuyết này đã chặn Buzz Aldrin, một trong những phi hành gia Mỹ từng lên mặt trăng vào năm 1969, tại một sự kiện. Cựu phi hành gia Aldrin, khi đó đã 72 tuổi, đấm vào mặt kẻ chặn đường sau khi anh ta gọi ông là “kẻ hèn nhát và dối trá”. Trăng được tạo nên bởi pho mát xanh John Heywood, một nhà thơ nổi tiếng của Anh trong thế kỷ 16, từng cho rằng mặt trăng được tạo nên bởi pho mát màu xanh lục. Vài thế kỷ sau, dù hiểu biết của con người về thiên văn đã tăng đáng kể, nhiều người vẫn nghĩ giống như Heywood. Vào năm 1902, các nhà tâm lý đã thăm dò ý kiến của trẻ em về suy nghĩ của chúng đối với mặt trăng. Kết quả cho thấy phần lớn trẻ em tham gia cuộc khảo sát cho rằng pho mát xanh là loại vật chất chính của mặt trăng. Hải Anh (TH)
Bài trước
Hội CCB và Đoàn Thanh niên phối hợp giáo dục thế hệ trẻ (07/05/2012)
07 Th05, 2012 - 07:00
Bài liên quan
Câu lạc bộ CCB Việt Nam yêu thơ gặp mặt truyền thống
11 Th11, 2024 - 08:14
Câu lạc bộ CCB Việt Nam yêu thơ: Gặp mặt truyền thống lần thứ 6
06 Th11, 2024 - 15:26
Về xứ Thanh trảy hội đền Hàn
31 Th10, 2024 - 09:55
Mưa chân trời
24 Th10, 2024 - 14:57
“Đội quân văn hóa”
22 Th10, 2024 - 09:08
Hà Nội tháng mười - Dự cảm và Hoài cảm
10 Th10, 2024 - 14:32
Ngày về giải phóng Thủ đô
07 Th10, 2024 - 14:41
Người chèo đò với mẹ Suốt, nay được “làm vua”
27 Th09, 2024 - 14:24