Xúc động ngày giỗ trận bình độ 400

Các CCB dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại đền thờ, thôn Nà Làng,  xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc thuộc xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn cách đâyhơn 40 năm. Nhưng ngần đó thời gian không thể xóa nhòa ký ức của những người chiến sỹ đã chiến đấu bảo vệ mảnh đất biên cương năm nào. Ngày giỗ trận, mọi người lại cùng trở lại bình độ 400 tổ chức lễ dâng hương, tri ân các anh hùng liệt sỹ đã anh dũngchiến đấu và hy sinh tại mảnh đất này.

Bi hùng ngày "giỗ trận"

Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ănquả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam; sáng ngày 04/05/2025. Ban Liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 52, sư đoàn 337 tại thành phố Lạng Sơn chủ trì, cùng với các CCB trung đoàn 52 từ các tỉnh, thành phốvà thân nhân gia đình liệt sỹ, các phật tử cùng đại diệnnhân dân các dân tộc Lạng Sơn tổ chức lễ dâng hương giỗ trận, tri ân các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng chiến đấu và hy sinh tại trận đánh bình độ 400 thuộc xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Hiệp hội doanh nghiệp doanh nhân CCB Việt Nam tri ân các anh hùng liệt sỹ chiến đấu hy sinh tại Bình Độ 400

Tới dự buổi lễ dâng hương có Đồng chí Phạm Mạnh Hùng - Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp doanh nhân CCB Việt Nam; đồng chí Đậu Xuân Luận - Chánh văn phòng hiệp hội doanh nghiệp doanh nhân CCB Việt Nam; Phạm Viết Văn - Phó chủ tịch hội CCB tỉnh Lạng Sơn. Bà Hoàng Thị Bích Ly - nguyên chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn.

CCB Nguyễn Tuấn Khoát trưởng ban liên lạc CCB trung đoàn 52 phát biểu tại buổi lễ dâng hương

Cách đây tròn 44 năm, ngày 10/5/1981 (tức ngày mùngBảy tháng Tư năm Tân Dậu) và các ngày 15 - 16/5/1981 nơi đây là chiến trường vô cùng khốc liệt. Các đơn vị của sư đoàn 337 với lực lượng chủ công là trung đoàn 52, trung đoàn 198 đặc công và các đơn vị phối thuộc đã tổ chức chiến đấu, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia. Với tinh thần chiến đấu quả cảm, ngoan cường, nhiều cán bộ, chiếnsỹ đã anh dũng hy sinh. Máu xương của các anh đã hòa vào lòng đất và mãi mãi dừng lại ở tuổi mười tám, hai mươi cho quê hương, Tổ quốc trường tồn.

Chiến tranh đã lùi xa, nơi chiến địa năm xưa nay đã phủ lên một màu xanh của núi rừng biên cương, nhưng gương chiến đấu dũng cảm và hy sinh quên mình vìdân, vì nước của các liệt sĩ vẫn mãi mãi là bài ca ra trận hào hùng, chiến đấu vì chủ quyền của tổ quốc để muôn đời các thế hệ noi theo và ghi nhớ công ơn.

Nhiều cựu chiến binh đã khẳng định sau trận đánh nhiều vật trồi, lún sâu hàng mét do sự cày xới của đạn pháo. Ngày "giỗ trận", các CCB Bình Độ 400 cùng nhau ôn lại những ký ức một thời hào hùng bảo vệ biên giới, kể cho nhau nghe về cuộc sống thời hậu chiến.

CCB Nguyễn Văn Châm chỉ cho chúng tôi biết mốc 25 đài quan sát Bình Độ 400


Gìn giữ ký ức một thời

Trên đồi Bình Độ 400, CCB Phùng Văn Đảng. Trưởng ban tác chiến trung đoàn 52 kể lại cho mọi người về trận chiến đấu năm xưa. Năm nay, ông và hơn 400 cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn 52 sư đoàn 337 thăm lại chiến trường xưa, tưởng nhớ đồng đội và cùng nhau ôn lại những kỷ niệm oanh liệt một thời.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ dâng hương

CCB  Đặng Tố Kim, sinh ra và lớn lên tại Nghi Lộc, Nghệ An. Ông là sinh viên Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc từ năm 1972, theo lời kêu gọi của Đảng nhà nước ông xếp bút nghiêng lên đường nhập ngũ tham gia đơn vị 304B quân khu Việt Bắc. Đến tháng 8 năm 1973, ông được điều về sư đoàn 3 Sao Vàng trực tiếp chiến đấu tại Bình Định, Ninh Thuận và Bà Rịa Vũng Tàu.

Đến tháng 10 năm 1976 ông Kim được điều động ra Bắc Giang làm nhiệm vụ huấn luyện và trực sẵn sàng chiến đấu tại Quân khu 3. Năm 1977 ông được giao nhiệm vụ phó Tiểu đoàn trưởng - quyền Tiểu đoàn trưởng. Tháng 5/1978 ông được phân công làm trưởng Tiểu ban Tác chiến Trung đoàn 12 Sư đoàn 3 chiến đấu ở Đồng Đăng, Văn Lãng, Lạng Sơn.

Trở về chiến trường xưa trong dịp giỗ trận, cùng nỗi nhớ thương những người đồng đội đã nằm xuống, ông được gặp các cán bộ chiến sỹ năm xưa để cùng ôn lại kỷ niệm về những trận đánh, trận chiến đấu oanh liệt giành lại từng tấc đất biên cương của Tổ quốc.

Nước mắt dưng dưng, CCB Nguyễn Tuấn Khoát trưởng ban liên lạc CCB trung đoàn 52 nói với chúng tôi những nỗi niềm, trăn trở trong lòng về những điều chưa làm được cho đồng đội đã ngã xuống nơi đây,cùng mong muốn được các cơ quan, đoàn thể và các cấp chính quyền địa phương quan tâm, tạo mọi điều kiện tôn tạo nâng cấp và bảo tồn khu đền thờ, tri ân tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã bảo vệ chủ quyền biên giới của tổ quốc tại nơi đây; là nơi để lớp thanh niên hôm nay và mãi mãi về sau nhớ tới các anh hùng liệt sỹ của thế hệ đi trước còn lẫn vào đá núi, rừng cây để làm nên sự bền chắc của một dải biên cương đất nước.

                                                                                                       Phạm Hoa