Vừa có hiệu quả kinh tế, vừa làm sạch môi trường. (13/01/2011)

Quê hương huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) đang chuyển đổi phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên san sát. Các bếp ăn tập thể công nhân các nhà máy hàng ngày thải ra khá nhiều phụ phẩm dư thừa đổ xuống các thủy vực, hồ, đầm, làm ô nhiễm nguồn nước mặt và cả nguồn nước ngầm ở nhiều nơi.

Qua nghe học tập truyền thông môi trường của Hội CCB phối hợp với ngành Tài nguyên & môi trường, CCB Ký ở thôn Xuôi Nành, xã Tam Hợp nghĩ ngay đến việc tận dụng các chất thải đó để đem chăn nuôi lợn, gà; thế là ông liên hệ với các bếp ăn tập thể, cả các nhà hàng quanh vùng để xin các phụ phẩm phế thải. Nhiều ngày đi thu gom phế thải từ các nhà bếp, nhà hàng, ông thấy công nhân các nhà máy gạch ốp lát chở nhiều ô tô, xe cải tiến đổ hàng loạt các gạch vỡ, gạch kém chất lượng đầy ứ các bãi rác thải cạnh các nhà máy, có nơi sắp tràn xuống ruộng lúa của dân. Ông liền về, rồi mua máy cắt, máy mài để mài, cắt, chắp, nối những viên gạch cho vuông đầu sát cạnh để bán cho bà con nghèo mua dùng lát sân, lát nhà, cho tường, tuy chưa đẹp nhưng khá bền chắc.

Có tháng cơ sở gia công của gia đình ông đã bán ra thị trường cho người nghèo hàng vạn mét vuông gạch ốp lát tận dụng, giúp nhiều hộ nghèo hàng vạn mét vuông gạch ốp lát tận dụng, giúp nhiều hộ nghèo hàng vạn mét vuông gạch ốp lát tận dụng, giúp nhiều hộ nghèo có hè lát, nhà lát gạch sạch sẽ.

Cứ như vậy, biết tận dụng phết thải từ các nhà bếp tập thể để chăn nuôi và tận dụng phế thải từ nhà máy gạch ốp lát, đã đem lại nguồn lợi lớn cho gia đình, có năm thu được hàng trăm triệu đồng, giúp nhiều hộ nghèo có hè lát, nhà lát gạch sạch sẽ. Thấy vậy nhiều hộ cũng bắt chước làm theo, từ đó góp phần làm cho môi trường nước quanh vùng được cải thiện, hạn chế bớt tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ trên các thủy vực, đặc biệt giúp các nhà máy giảm thiếu chất thải rắn ra môi trường xung quanh...

Công tác hội