Việt Nam: những việc cần làm ngay

Vì vậy, theo tính toán của các chuyên gia, với CPTPP gồm 11 nền kinh tế - vắng thị trường cực lớn là Mỹ, Việt Nam không còn được lợi nhiều về mặt con số định lượng. Chẳng hạn, với TPP-11, GDP tăng thêm 1,32%, nếu có thị trường Mỹ 6,7%. Tuy nhiên, CPTPP vẫn có tác dụng tích cực cho tăng trưởng, thương mại và đầu tư của Việt Nam.

Dù CPTPP không có Mỹ có thể khiến một số sức ép giảm đi, nhưng toàn cầu hóa vẫn là xu thế. Trước mắt, chúng ta cần nỗ lực hoàn thành việc đàm phán CPTPP với các điều khoản tốt nhất cho Việt Nam. Chuẩn bị các năng lực thực thi, năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ, xây dựng thể chế vượt trội, đặc biệt là triển khai công tác phòng chống tham nhũng triệt để, hiệu quả. Thúc đẩy mạnh mẽ các quan hệ hợp tác phát triển khác, trong đó trọng tâm là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, Cộng đồng kinh tế ASEAN. Chúng ta cũng cần tăng cường quan hệ đối tác với Mỹ, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ, vì đây là những mối quan hệ mang tính trụ cột, bảo đảm sự cân bằng.

Có thể nói, kết quả đạt được tại Đà Nẵng đã thể hiện nỗ lực rất lớn của 11 nước TPP còn lại, đặc biệt là nước chủ nhà Việt Nam, sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định này, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, tạo thuận lợi cho phát triển thương mại và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực. Đồng thời cũng là những nỗ lực của các quốc gia trong việc tiếp tục mở cửa và thực hiện hội nhập có hiệu quả với thế giới.

Đăng Song