Những “Căn cứ lõm” cách mạng B1 và K20 - Đà Nẵng
Nhà ông Huỳnh Trưng có đường hầm từ ngoài bờ sông Hàn chui dưới nền nhà (dài 15m) dẫn vào căn hầm Chính trong nhà trú ẩn được 4 người, được ngụy trang dưới bàn thờ tổ tiên.
“Căn cứ lõm” là những làng, xóm nằm sâu trong vùng địch chiếm đóng được cán bộ, bộ đội và nhân dân tự tạo dựng nên. Trong đó, có nhiều hộ gia đình tự đào các căn hầm bí mật để nuôi dấu cán bộ, bộ đội ra, vào hoạt động. Hoạt động của cán bộ, bộ đội thực hiện theo quy ước “mật khẩu”; nhân dân dùng “ngọn đèn dầu hỏa” làm tín hiệu để quân ta nhận biết khi vào căn cứ. Mỗi hộ gia đình còn có tín hiệu riêng khi đưa cơm ăn, nước uống cho những cán bộ đang trú dưới hầm, kể cả khi có quân địch vào nhà dân lùng sục. Việc đào hầm bí mật của các gia đình gặp nhiều khó khăn, đất đào hầm phải tìm cách đổ nơi xa. Vì thế, người dân đào hầm đưa đất đi đổ ngụy trang theo cách để dưới xe bò kéo, trên chất đầy phân mỗi khi ra đồng làm ruộng, hoặc đào hầm lúc đêm khuya, mưa to, gió lớn để tránh sự tuần tra, phát hiện của quân địch. Tùy theo đặc điểm địa hình, các gia đình tự đào từ 01 đến 5 hầm, mỗi hầm chỉ trú tối đa được 3 đến 4 người. Nhiệm vụ hoạt động của căn cứ là, cán bộ nằm vùng để xây dựng và mở thêm các cơ sở nội tuyến, nắm tình hình hoạt động của địch, trừ khử những kẻ phản bội, tên ác ôn có nợ máu với nhân dân, vẽ sơ đồ các vị trí quan trọng của địch làm cơ sở cho các lực lượng bên ngoài phối hợp với căn cứ bí mật tập kích, tiêu diệt các mục tiêu....
Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, thời gian từ năm 1960 đến ngày Giải phóng Đà Nẵng 29/3/1975, quân và dân vùng ven thành phố đã xây dựng được 2 căn cứ lõm cách mạng. Căn cứ lõm tại làng Hồng Phước (nay phường Hòa Khánh Nam, quân Liên Chiểu) có 71 hộ gia đình, với 64 nóc nhà, hầu hết là cơ sở cách mang. Tiêu biểu trong 46 căn hầm bí mật, có các hộ gia đình bà Phạm Thị Miên, đào được 7 căn hầm, gia đình bà Phạm Thị Dĩ 04 căn và bà Hà Thị Mau 04 căn...Có nhều căn hầm đào luồn sâu vào trong hàng rào dây thép gai và sát căn cứ cuả địch. Độc đáo của làng Hồng Phước đầy cát trắng, nằm ở ngã 3 của tuyến hành lang quan trọng từ đèo Hải Vân đi vào Đà Nẵng theo hướng tây bắc, và từ hướng tây nam huyện Hòa Vang đi ra. Căn cứ lõm nằm lọt thỏm trong hệ thống đồn bốt dày đặc của địch, án ngự phía tây bắc khu Liên hiệp Quân sự của Mỹ, ngụy lớn nhất miền Trung tại Đà Nẵng.
Căn cứ B1 Hồng Phước là một trong những “căn cứ lõm” cách mạng nuôi dấu, che chở, bảo vệ cho các cán bộ Đặc khu ủy viên tỉnh Quảng Đà, Bí thư quận Nhì, cán bộ Quân sự, An ninh về hoạt động xây dựng căn cứ và lãnh đạo phòng trào tại đây. Từ căn cứ Hồng Phước đã phối hợp tổ chức nhiều trận đánh lập công lớn. Trong đó, có trận ngày 17/4/1966, Đại đội đặc công thuôc Tiểu đoàn 489 Đà Nẵng bí mật tập kích trận địa pháo binh Thanh Vinh, loại khỏi vòng chiến đấu 176 tên địch, phá huy 17 khẩu pháo, 13 xe kéo pháo v.v... Ghi nhận thành tích xuất sắc, ngày 26/4/2018, Chù tịch nước đã ký Quyết định phong tằng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho cán bộ, chiên sĩ và nhân dân căn cứ lõm B1 Hồng Phước. Hiện nay, khu Di tich Lịch sử cách mang Hồng Phước được thành phố đầu tư xây dựng khang trang, tọa lạc trong khu đô thị mới quy hoạch của thành phố Đà Nẵng. Là “địa chỉ đỏ” thường xuyên đón du khách trong nước, nước ngoài và học sinh, sinh viên đến tham quan, học tập.
Trong kháng chiến, khối phố Đa Mặn là căn cứ cách mạng, (thường gọi là căn cứ lõm K20), nơi Cơ quan Quận ủy quận III và Thành ủy Đà Nẵng bí mật trú đóng để lãnh đạo phong trào cách mạng. Độc đáo của căn cứ này nằm sát bờ sông Hàn, sát nách sân bay Nước Mặn, cách thành phố Đà Nẵng theo đường chim bay về hướng đông nam khoảng 3km (đường bộ thời đó khoảng 6km), nơi có Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 - Vùng 1 chiến thuật ngụy.
Trong căn cư Đa Mặn (thuộc phường Bắc Mỹ An, nay phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn), nhân dân đã đào được 124 hầm bí mật, công sự mật đủ kích cở khác nhau. Tiêu biểu là các nhà thờ ông Huỳnh Phiên, nhà thờ bà Nhiêu, nhà thờ tộc Huỳnh và nhà ông Huỳnh Trưng là những căn hầm luôn giữ được yêu tố bí mật an toàn tạo điều kiện cho cán bộ ta ra, vào hoạt động. Bốn địa điểm này được xếp hạng Di tích Lich sử, trong khu Di tích Lịch sử Quốc gia K20. Điều đăc biệt trong khu căn cứ này đã hình thành chi bộ Đa Mặn phát triển được 27 du kích, chia làm 9 tổ, trong đó có 9 dân vệ của địch làm nội tuyến cho ta, do đồng chí Nguyễn Thị Được làm đội trưởng. Đồng thời, thành lập 01 chi bộ Đảng mang mật danh B3 do đồng chí Nguyễn Văn Long, Thượng vụ Quận ủy quận III làm Bí thư chi bộ đã chủ động phối hợp các cơ sở mật bên trong với bên ngoài mở ra thời kỳ hoạt động mạnh của quần chúng nhân dân tại địa bàn. Từ đây, căn cứ phối hợp với các lực lượng Biệt động Thành, Du kích và Bộ đội chủ lực tấp kích nhiều trận đánh thắng lợi lớn gây tiếng vang trên địa bàn Đà Nẵng và Liên Khu 5. Tiêu biểu có trận tập kích vào sân bay Nước Mặn ngày 27/10/1965 tiêu diệt, phá hủy nhiều máy bay lên thẳng, và các loại phương tiện chiến tranh khác, gây cho bọn địch hoang mang khiếp sợ...
Cùng từ đây đã có nhiều gương chiến đấu gan dạ, dũng cảm khiến cho địch phải đặt cược số tiền lớn cho ai bắt, hoặc giết được, nhưng chúng đều thất vọng. K20 lúc đó có 4 tên mật báo viên nguy hiểm, có cả những kẻ phản bội chạy theo địch. Đồng chí Trần Công Dũng, nguyên cán bộ An ninh quận III, (sau này Đại tá, Anh hùng LLVT nhân dân) được giao nhiệm vụ trừ khử mối nguy hiểm này. Đêm 26/6/1971, Trần Công Dũng cải trang thành trung úy biệt động ngụy đi đến nhà tên Cụt, gọi to: “có Cụt ở nhà không”. Tên Cụt vừa đi ra, Trần Công Dũng nói, “Nhân danh cách mạng, tuyên án tử hình kẻ phản bội Tổ quốc” bằng 2 viên đạn vào ngực. Trần Công Dũng đi tiếp đến nhà Thị Tâm, kết liễu kẻ chỉ điểm, phản bội tổ chức bằng 2 viên đạn. Cùng trong đêm đó, Trần Công Dũng đến nhà các tên Huỳnh Vui và Thị Mừng, khống chế bắt sống 2 tên đưa về khai thác thông tin...Hay như câu chuyện về nữ Anh hùng LLVT nhân dân Huỳnh Thị Thơ, 3 lần bị địch bắt tra tấn cực hình, những vẫn tuyệt đối trung thành với tổ chức không để lộ bí mật về hoạt động của căn cứ. Đã có lần, bà đã xử trí nhanh tình huống giải vây cho nhiều cán bộ quận III thoát khỏi vòng vây của địch an toàn...Ghi nhận thành tích xuất sắc, Ban An ninh quận III, Đà Nẵng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân ngày 06/11/1978...
Bài và ảnh: Nhân Mùi