Tên lửa chống tăng thế hệ thứ 3 có gì đặc biệt
Hiệu quả của tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin của Mỹđã minh chứng cho sựnguy hiểm của tên lửa chống tăng thếhệ thứ 3.
Sự nguy hiểm của xe tăng hay phương tiện chiến đấu bọc thép trên chiến trường là không phải bàn cãi. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ, các vũ khí chống tăng đã được phát triển để đáp ứng quan hệ “mâu-thuẫn”.
Đặc biệt là sự xuất hiện của các loại tên lửa chống tăng vác vai có thể coi là cuộc cách mạng trên chiến trường, khi một vài người lính với trang bị mang vác lại có khả năng biến cỗ chiến xa nặng hàng chục tấn trở thành một cục sắt vô dụng.
Căn cứ vào quá trình phát triển, tên lửa chống tăng hiện được chia thành 3 thế hệ chính, gồm: Các tên lửa điều khiển hoàn toàn bằng tay thế hệ đầu tiên thường sử dụng cơ chế điều khiển MCLOS (AT-3 Sagger) yêu cầu người điều khiển phải sử dụng một cần điều khiển hay một thiết bị tương tựnhằm lái tên lửa về hướng mục tiêu. Nhược điểm là người điều khiển cần phải được huấn luyện tốt và phải giữbất động trong thời gian tên lửa bay. Chính vì thế xạthủ điều khiển tên lửa dễ bị tấn công nếu bị phát hiện.
Tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ thứ hai SACLOS có cơ chế điều khiển bán tự động dễ sử dụng hơn khi người điều khiển chỉ cần giữ tâm ngắm vào mục tiêu cho tới khi tên lửa tiếp cận. Những lệnh điều khiển tự động được gửi tới tên lửa thông qua dây dẫn, sóng vô tuyến hay tên lửa dựa vào chỉ điểm thị mục tiêu bằng chùm tia laser hay cảm biến quang ảnh lắp ở mũi tên lửa. Các ví dụ về loại này là các tên lửa TOW và Hellfire I của Mỹ. Nhược điểm của thế hệ tên lửa chống tăng này là, kíp điều khiển vẫn phải ở cốđịnh trong thời gian tên lửa bay.
Đến hệ thống tên lửa dẫn đường thế hệ thứba NLOS hiện đại hơn sử dụng đầu dò hồng ngoại, camera hay radar lắp trên tên lửa để tựđộng dẫn đường đến mục tiêu. Khi mục tiêu đã được khoá, tên lửa tựđộng dẫn đường tới mục tiêu và xạthủ có thể cơđộng. Phương thức này còn có tên gọi khác là “bắn và quên”. Những ví dụ vềloại này gồm tên lửa Javelin của Mỹ, Spike NLOS của Israel hay biến thể Kornet-ED mới nhất của Nga.
Ngoại sự khác biệt vềcơ cấu dẫn đường, các tên lửa chống tăng thế hệ thứ3 còn được thiết kế tối ưu để tấn công đột nóc, nơi bảo vệ yếu nhất của xe tăng. Phương thức này có thểgiải thích đơn giản là sau khi mục tiêu bị khóa, máy tính đạn đạo sẽ tính ra quỹ đạo tấn công mục tiêu không phải thương phương nằm ngang, mà theo quỹ đạo cầu vồng. Tên lửa sau khi rời bệ sẽ lấy độ cao và tấn công bổ nhào xuống nóc phương tiện. Cá biệt nhưdòng tên lửa Spike của Israel có thể tấn công với góc gần nhưthẳng đứng (trên 80 độ) để tiêu diệt phương tiện mục tiêu. Mặt khác, cơ cấu đầu đạn kiểu nối tiếp (đầu đạn mẹ con) cũng giúp tên lửa vô hiệu hóa phương thức phòng thủ bằng giáp phản ứng nổ đểtối ưu khả năng tiêu diệt mục tiêu.
Sựra đời của tên lửa chống tăng thế hệ thứ3 là thách thức lớn đối với xe tăng hiện đại. Tuy nhiên, “vỏquýt dày có móng tay nhọn”, các nhà phát triển vũkhí đang nghiên cứu nhiều phương án đối phó với tên lửa chống tăng bằng các phương thức đối kháng cứng sử dụng hệthống phòng thủ chủ động (APS) hay đối kháng mềm sử dụng phương thức gây nhiễu, áp chế điện tử khiến cảm biến trên tên lửa nhân sai mục tiêu và bắn trượt…
Kim Ngân (tổng hợp)