Gặp mặt hội viên Thành cổ với những người vợ tại Đà Nẵng
Vào dịp Tết Dương lịch năm 2023, Hội Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị (CSTCQT) năm 1972 tại Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tổng kết, mừng thọ hội viên tuổi 70, đến thăm hỏi, tặng quà hội viên ốm đau, vết thương tái phát, thăm viếng Di tích lịch sử Thành Cổ...
Những hội viên tham gia chiến đấu bảo vệ Thành cổ không nói về mình, bởi ý nghĩa, giá trị lịch sử trong các trận chiến bảo vệ Thành Cổ 81 ngày đêm năm 1972 là một minh chứng cụ thể của Quân Giải phóng đã đánh bại ý đồ tái chiếm Quảng Trị của Ngụy quyền Sài Gòn trong chiến dịch Xuân Hè 1972 (quân địch gọi là Chiến dịch Lam Sơn 2). Chiến đấu bảo vệ Thành cổ đã góp phần cùng với Bộ đội Phòng không – Không quân, quân và dân Thủ đô Hà Nội làm nên Chiến thắng 12 ngày đêm “ Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, cùng với thắng lợi trên chiến trường miền Nam đã buộc phái đoàn Mỹ - Ngụy phải quay lại bàn đàm phán ký kết Hiệp định Paris chấp dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/01/1973).
Đồng chí Lương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội báo cáo kết quả hoạt động theo tiêu chí “Tri ân liệt sĩ, nghĩa tình đồng đối - hướng tới tương lai” luôn duy trị và phát huy tác dụng trong các mối quan hệ với Đảng, Chính quyền địa phương, đồng chí, đồng đội. Công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ tại địa phương thông qua các lần Hội tổ chức đoàn đi, đến thăm viếng thắp hương tưởng niệm liệt sĩ tại các địa danh, khu Di tích lịc sử Thành cổ luôn được chú trọng. Vận động hội viên cùng với kêu gọi các tổ chức xã hội, các mạnh thường quân tham gia đóng góp, hỗ trợ số tiền 50 triệu đồng xây mới nhà “Nghĩa tình đồng đội” cho hội viên Nguyễn Văn Tùng (Chi hội Sư đoàn 325); trao 50 triệu đồng cho gia đình Mẹ của liệt sĩ Nguyễn Văn Toán, (thường trú tại xã Hòa Tiến , Đà Nẵng) sửa chữa nhà tình nghĩa cho mẹ. Lắng nghe, xác định thông tin của 02 liệt sĩ cùng đồng đội chiến đấu, được Hội tổ chức đưa liệt sĩ về mai táng tại NTLS địa phương, khi các thân nhân liệt sĩ chưa có điều kiên đưa về quê nhà...
Ý nghĩa của việc tổ chức gặp mặt lần này là có sự tham dự của những người vợ của hội viện Thành cổ. Về tham dự các chị em mang theo lời ca, tiếng hát và đã xúc động nói lên tâm tư tình cảm của mình. Chiến tranh đã lùi xa, Thành cổ Quảng Trị đang dần lui về qua khứ của nữa thế kỷ. Thời đó, chúng em là những người vợ ở hậu phương, hay công tác trong các cơ quan Nhà nước đều hướng về miền Nam thân yêu, cầu mong cho chồng mình luôn được bình an ngoài mặt trận. Hôm nay, được nghe các anh kể lại về chiến sự ác liệt trong Thành cổ, về khối lượng bom đạn “khủng” của địch trút xuống hủy diệt trên diện tích nhỏ bé của Thành cổ, với sức công phá khủng khiếp chưa từng có của bom đạn. Ý nghĩa, giá trị lịch sử được quyện vào tinh thần chiến đấu của các anh bộ đội trong đội hình chiến đấu cùng Quân Giải phóng đã góp phần đánh bại ý đồ tái chiếm Quảng Trị, khi mà phái đoàn Mỹ tại Hội nghị Paris đang cần đến để có tiếng nói tại bàn đàm phán, nhưng chúng đã bị thất bại hoàn toàn. Tinh thần đoàn kết chiến đấu làm nên chiến thắng truyền lai cho con cháu và chị em chúng tôi luôn trận trọng, chân quý đón nhận, gìn giữ gía trị đó trong những tháng cuối đời của vợ chồng và mối quan hệ nghĩa tình đồng chí, đồng đội hôm nay.
Đại tá Nguyễn Đức Hiền, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân ghi nhận: có được các danh hiệu, cấp bậc, chức vụ của anh em chúng tôi hôm này là sự kết tinh về tinh thần thầm lặng, đồng cam cộng khổ trong cuộc sống, âm thầm chịu đựng khó khăn nuôi dạy con ăn học, trưởng thành của những người vợ yêu thương tại hậu phương, công tác trong các cơ quan Nhà nước, xã hội. Đó là sự cộng hưởng về giá trị tinh thần và ý chí quyết tâm của những người vợ để cho chồng yên tâm chiến đấu ngoài mặt trận. Chúng tôi những người chồng và con cháu hôm nay luôn trân trọng ghi nhớ và tự hào về những người vợ tiếp nối Truyền thống Phụ nữ Việt Nam anh hùng bất khuất, trung hậu đảm đang.
Bài và ảnh: Nhân Mùi