Nhân văn trong Giáo lý
Cũng như Thích-ca Mâu-ni của đạo Phật, Chúa Giê-su vào khoảng năm 30 tuổi thì đi truyền Đạo, kết hợp chữa bệnh cứu giúp đồng loại, nhất là cứu giúp người nghèo.
“Tân ước” là bộ sách gồm 27 quyển có phần lớn lưu lại những lời răn dậy, chỉ bảo về đạo lý của Chúa Giê-su và các Tông đồ của Ngài đối với con người và được xây dựng thành Giáo lý. Phần Luật lệ - Lễ nghi của Giáo lý quy định các quan hệ đối với đồng đạo, đồng loại nói chung và chính bản thân mỗi người nói riêng, được coi là những quy phạm đạo đức mà mỗi tín đồ phải thực hiện.
Hầu hết những quy phạm của Giáo lý thật nhân văn, như: “Lấy điều thiện mà khuyên người; hướng dẫn cho kẻ mê muội; Tha thứ cho kẻ khinh mình; Nhịn kẻ xúc phạm đến mình; Răn bảo kẻ tội lỗi; An ủi người lo âu; Cầu nguyện cho người sống và người chết; Cho kẻ đói ăn; Cho kẻ khát uống; Cho kẻ rách mặc; Cho khách ở nhờ; Cho người làm thuê; Thăm viếng người hoạn nạn; Chôn táng người chết; Khiêm nhường; Không hà tiện: Đoan chính; Không tị hiềm; Siêng năng; Ăn uống điều độ…”.
Người theo Đạo hay không theo Đạo; người theo đạo Công giáo hay theo đạo Phật; theo chủ nghĩa Duy tâm, hay Biện chứng… nếu tu dưỡng, làm được những Luật lệ - Lễ nghi của Giáo lý Công giáo thì đều góp phần đóng góp làm cho xã hội của loài người trở nên tốt đẹp hơn.
Huy Thiêm