Thảo dược quý cho ngày hè (11/06/2012)
Rễ tranh thanh nhiệt Rễ tranh còn gọi là rễ cỏ tranh, Đông y gọi là bạch bao căn, có vị ngọt, tính hàn. Rễ tranh có tác dụng làm mát máu, cầm máu, thanh nhiệt, trị bứt rứt, khát nước do nội nhiệt, tiểu tiện không thông, người hay bị chảy máu cam, ho suyễn do phế nhiệt... Rễ cỏ tranh thường dùng làm thức uống giải nhiệt mùa hè, làm nước tắm để tẩy độc cơ thể và có thể chữa bệnh sốt, nóng. Bạn có thể chế biến thức uống từ rễ tranh kết hợp với mía lau, gừng, làm nên một thức uống giải nhiệt thơm ngon, hấp dẫn: Dùng mía lau (300g), rễ tranh (100g), đường phèn (50g), gừng (10g) nấu với nước, để nguội, lấy nước trong để vào ngăn mát tủ lạnh hoặc dùng với đá. Mát vị rau đắng Rau đắng là loại rau không thể thiếu trong bữa ăn của người Nam Bộ, là món "đặc sản" quen thuộc của giới bình dân xứ đồng bằng châu thổ, có hai loại: rau đắng biển và rau đắng đất. Rau đắng có tác dụng làm mát gan (co kích thích tiết mật, nhuận tràng), lở miệng do nóng trong người, viêm nha chu, chảy máu răng, chữa tiểu buốt, giải độc, mụn nhọt, vàng da. Lá rau đắng còn được sử dụng để xông hơi trị ho, cảm và viêm phổi. Nước rau đắng uống nhiều lần trong ngày có thể ngừa sạn thận và sỏi mật... Ngủ ngon với trà hoa cúc Trà hoa cúc gồm 2 loại là hoa cúc vàng và hoa cúc trắng. Trà của loại dược thảo quý này đã được sử dụng hàng trăm năm qua với nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe: trị đau mắt, dạ dày, hội chứng ruột kích thích, buồn nôn, đau nửa đầu, hỗ trợ tiêu hóa... Đặc biệt, loại thảo dược này còn hữu ích trong việc cải thiện sắc đẹp của phụ nữ: làm sáng da mặt, giảm quầng thâm mắt, giúp ngủ ngon. Rau má bổ dưỡng Rau má là loại rau thông dụng chứa nhiều vitamin, khoáng chất... có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hóa và chữa nhiều chứng bệnh về da. Theo Trung y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Khi ăn rau má ở dạng tươi sẽ rất tốt, góp phần duy trì cơ thể trẻ trung, tươi tắn. Đặc biệt phần nước sắc từ lá rau má có tác dụng hạ huyết áp, giúp tăng trí nhớ, thị lực. Loại thuốc đắp từ lá rau má cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt, các chứng phù. Đồng thời, rau má còn hữu ích trong việc điều trị một số bệnh: viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản, các bệnh trĩ, phong... Phương Uyên (TH)