THÀNH LẬP TRUNG TÂM HÀNH ĐỘNG BOM MÌN QUỐC GIA VIỆT NAM
Thủ tướng phát biểu “VNMAC có nhiệm vụ lập kế hoạch và phối hợp với các đối tác phát triển và cơ quan chính phủ triển khai các hoạt động của Chương trình Hành động Quốc gia Khắc phục hậu quả bom mìn (Chương trình 504). VNMAC chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động rà phá bom mìn, hỗ trợ nạn nhân và giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn. Chương trình 504 bắt đầu từ 2010 đến năm 2025 nhằm huy động nguồn lực quốc gia và quốc tế giảm thiểu rủi ro và tạo ra một môi trường phát triển kinh tế xã hội không còn ảnh hưởng của bom mìn.
Việc thành lập Nhóm đối tác Khắc phục bom mìn Việt Nam (MAPG) sắp tới vào năm 2014 cũng đã được công bố.
Tại hội nghị này, chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển nhất trí về các nguyên tắc chung của Nhóm đối tác. Nhóm Đối tác sẽ trở thành diễn đàn tạo sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng sự đồng thuận và hỗ trợ các hoạt động nhằm tạo ra hệ thống và cách thức làm việc chung trong Chương trình 504.
Như vậy, Nhóm Đối thoại đánh dấu sự khởi đầu cho việc đối thoại giữa Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển về các vấn đề chiến lược trong công tác khắc phục bom mìn.
Hôm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng với các thành viên của Ban chỉ đạo Quốc gia về Khắc phục bom mìn đã có một buổi thảo luận hiệu quả với các đối tác phát triển, bao gồm đại diện của các nước tài trợ, các cơ quan phát triển quốc tế và các tổ chức phi chính phủ.
Đại biện Đại sứ quán Đức Ông Hans-Jörg Brunner đưa ra tuyên bố chung thay mặt Đại sứ quán Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Ai-Len, và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam: "Chúng tôi hoan nghênh kế hoạch của Chính phủ thành lập Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam. Công tác điều phối quốc gia mạnh mẽ, hiệu quả và cam kết là rất cần thiết để huy động tất cả các nguồn lực của Việt Nam và các đối tác quốc tế nhằm khắc phục những thách thức ô nhiễm bom mìn vật nổ còn sót lại của chiến tranh."
Tuyên bố chung cũng khẳng định: “Chúng tôi nhắc lại cam kết của chúng tôi nhằm tìm kiếm các phương thức sáng tạo và phù hợp để hỗ trợ các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam ở tầm quốc gia, khu vực và quốc tế."
Hoa Kỳ bắt đầu tài trợ cho các chương trình khắc phục bom mìn ở Việt Nam từ năm 1995. Hỗ trợ quốc tế cho công tác khắc phục bom mìn ở Việt Nam đã được mở rộng kể từ năm 2000 với chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton và sự tham gia của các nhà tài trợ khác bao gồm Nhật Bản, Na Uy, Anh, Đức, Ai- Len và Úc.
Trong những năm gần đây, mỗi năm Việt Nam nhận được trung bình, từ 6 đến 8 triệu USD từ tất cả các nhà tài trợ. Theo báo cáo của chính phủ Việt Nam, trong năm 2009, 2010 và 2011, Việt Nam chi mỗi năm khoảng 90 triệu USD cho công tác khắc phục bom mìn.
Đại sứ Stefano Toscano, Giám đốc Trung tâm quốc tế Geneva về rà phá bom mìn nhân đạo (GICHD) - một tổ chức quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực khắc phục bom mìn, cho biết: "Chương trình khắc phục bom mìn Việt Nam là chương trình lớn nhất trên thế giới. Việt Nam là một tấm gương cho các nước sau chiến tranh khác học hỏi, nhưng Việt Nam cũng có những cơ hội thực sự để học hỏi từ những cách làm sáng tạo và thành công của các nước khác trên thế giới. Tôi nhận thấy có sự tham gia của các đồng nghiệp từ Cam-pu-chia, Lào và My-an-ma tại hội nghị này. Đây là một cơ hội để chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau ngay tại đây."
Năm 2013 là một năm đột phá trong hợp tác quốc tế về Khắc phục bom mìn của Việt Nam. Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 504 đã ký hai thỏa thuận hợp tác về khắc phục bom mìn. Một thỏa thuận được ký kết với Hoa Kỳ trong chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry. Và một thỏa thuận ký kết với Trung tâm quốc tế Geneva về rà phá bom mìn nhân đạo (GICHD) và Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (IC-VVAF).
Trong năm 2013, Việt Nam và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cũng đã hoàn thiện Khung Đối tác Liên hợp quốc-Việt Nam về Khắc phục bom mìn.
Cũng trong năm 2013, Nhóm công tác chuyên gia về khắc phục bom mìn nhân đạo đã ra đời trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng, do Việt Nam và Ấn Độ đồng chủ tịch 2013-2015. Ngoài ra, tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 9 năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng công bố cam kết của Việt Nam sẽ cử các các đơn vị rà phá bom mìn tham gia vào Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
Đây là những dấu mốc quan trọng trong sự hợp tác ngày càng phát triển giữa Việt Nam và các hợp tác quốc tế Khắc phục bom mìn. Trưởng Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 504 Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu trong một bài phỏng vấn ngày 12 tháng 3: "Việt Nam sẽ tăng cường hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khắc phục bom mìn thông qua việc tham gia vào các sự kiện khắc phục bom mìn thế giới và tham gia các thỏa thuận song phương và đa phương về khắc phục bom mìn. Điều này sẽ giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về chương trình khắc phục bom mìn của Việt Nam. "
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Chuẩn đô đốc Hoa Kỳ Samuel Perez phát biểu tại hội nghị: “Việt Nam thực sự làm chủ chương trình khắc phục bom mìn vật nổ quốc gia. Tuy nhiên, Hoa Kỳ, cộng đồng quốc té, các tổ chức phi chính phủ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Việt Nam.”
“Chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Cùng hợp tác với nhau, chúng ta sẽ đạt được nhiều tiến triển vượt bậc, nhằm tạo ra một môi trường an toàn hơn cho người dân Việt Nam”.
“Công tác phối hợp các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam về các hoạt động cụ thể, chính sách, và chuyên môn kỹ thuật có tiềm năng giúp Việt Nam đạt được mục tiêu dài hạn: làm sạch những tàn tích nguy hiểm nhất của chiến tranh, tạo ra một Việt Nam an toàn cho người dân, và có khả năng khắc phục những ảnh hưởng lâu dài của bom mìn vật nổ.”, Chuẩn Đô đốc Samuel Perez phát biểu.
Bà Nguyễn Thu Thảo, Trưởng đại diện Quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam IC-VVAF - tổ chức đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực khắc phục bom mìn từ năm 2000, cho biết "Những tai nạn bom mìn bi thảm trong tháng 12 năm 2013 và tháng 1 năm 2014 tại Vĩnh Long, Đồng Nai và Quảng Bình đã gây ra cái chết thương tâm cho 7 trẻ em và gây thương tật cho 5 trẻ em, tất cả nạn nhận đều sinh ra sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975.”
Bà Thảo cũng cho biết: "Điều này nhắc nhở tất cả chúng ta rằng ô nhiễm bom mìn ở Việt Nam diễn ra trên diện rộng, và công tác khắc phục bom mìn là một quá trình lâu dài, là nhiệm vụ cấp bách đối với Việt Nam. Khi hợp tác với Hoa Kỳ và các đối tác quốc tế khác tăng lên, Việt Nam sẽ có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình hành động quốc gia về khắc phục bom mìn.
"Như thế, số người bị tai nạn bom mìn sẽ được giảm xuống."
Với sự hỗ trợ từ chính phủ Hoa Kỳ, IC-VVAF cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Văn phòng Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 504 tổ chức Hội nghị Đối tác Phát triển Khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam. Trong năm 2014, IC-VVAF cũng đồng chủ tịch Nhóm tác công tác khắc phục bom mìn của các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế tại Việt Nam.
Việt Hà