Tại sao đạn chống tăng sử dụng lõi hợp kim Uranium nén lại nguy hiểm?
Giới chuyên gia quân sự mới đây đặc biệt quan tới việc Anh có thể chuyển giao đạn chống tăng dưới cỡ sử dụng thanh xuyên làm bằng hợp Uranium nén cho Ukraine. Đây thực tế là một loại vũ khí chống tăng rất hiệu quả, nhưng những hệ lụy nó mang lại cho sức khỏe con người cũng rất đáng quan tâm.
Thực tế đạn chống tăng sử dụng thanh xuyên hợp kim Uranium nén có nguyên lý xuyên phá động năng. Đạn có kết cấu dạng thanh xuyên kim loại được làm từ hợp kim Uranium nghèo, thường là chất thải của các lò phản ứng hạt nhân hoặc phần bã quặng của quả trình làm giàu Uranium.
Bản chất của kim loại Uranium có tỷ trọng cao hơn thép. Khi được đưa vào thành phần hợp kim, chúng có khả năng xuyên phá rất mạnh mẽ ở vận tốc siêu thanh.
Đạn chống tăng hợp kim Uranium được chế tạo dưới dạng đạn dưới cỡ, ổn định bằng cánh đuôi. Khi được giải phóng khỏi nòng pháo nhờ thuốc phóng. Đạn nhanh chóng tách khỏi phần giá đỡ và đạt vận tốc gấp 2 đến 3 lần tốc độ âm thanh để tấn công mục tiêu ở khoảng cách tới 2km.
Nhờ tỷ khối lớn, thanh xuyên hợp kim Uranium có thể dễ dàng xuyên qua lớp giáp thép dày trên xe tăng và hóa lỏng ở nhiệt độ cao gây cháy nổ trong khoang xe.
Trong các bài thử nghiệm, đạn hợp kim Uranium có thể xuyên phá hiệu quả từ 700-900mm giáp thép phức hợp. Ngoài ra, vì tỷ khối cao và vận tốc lớn, không có hệ thống phòng thủ hay giáp bảo vệ nào ngăn chặn được nó.
Đi liền với hiệu quả là sự nguy hiểm của loại đạn này, Uranium bản chất vẫn là kim loại có tính phóng xạ. Khi ở trạng thái thông thường thì sự nguy hiểm do phát xạ là tương đối thấp. Tuy nhiên, khi được sử dụng trong vũ khí chống tăng, đạn Uranium được phát tán trong môi trường dưới dạng mảnh vỡ và bụi.
Chúng lẫn vào môi trường gây ô nhiễm đất và nguồn nước để gây nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Thực tiễn ở chiến trường Serbia, Iraq và Afghanistan, nơi Mỹ và đồng minh sử dụng rộng rãi nhiều loại đạn hợp kim Uranium, đã ghi nhận tỷ lệ người mắc ung thư và dị tật bẩm sinh tăng đột biến so với bình thường.
Chính vì thế đã có nhiều tổ chức quốc tế lên án việc sử dụng đạn và đầu đạn làm từ hợp kim Uranium nghèo. Tuy nhiên, Mỹ và các quốc gia đồng minh vẫn sử dụng chúng trong chiến tranh.
Kim Ngân (tổng hợp)