Thời gian trong quân ngũ, cùng cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị tham gia xây dựng các công trình quốc phòng trên quần đảo Trường Sa, thực thi nhiệm vụ dài ngày trên tàu trên biển, trên sông. Tranh thủ thời gian tự học, nghiên cứu, tìm hiểu các ngành nghề khác, Trần Văn Tiến nhận thấy có các chuyên ngành đang rất cần đến các loại trang bị vật tư, kỹ thuật bảo đảm cho công tác cứu hỏa, cứu sinh nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện trên sông, biển và mở các lớp đào tạo Thuyền trưởng, Máy tàu. Đồng thời, qua thực nghiệm nhiều năm từ một doanh nghiệp nhỏ, công ty đã chọn ra những công việc phù hợp với năng lực hoạt động có đủ cơ sở, năng lực để cung cấp dịch vụ như: Bảo dưỡng hệ thống và thiết bị cứu sinh, cứu hỏa của tàu; bảo dưỡng và thử xuồng cứu sinh, xuồng cấp cứu và thiệt bị nâng hạ liên quan của tàu cùng với 20 loại ngành nghề kinh doanh khác...
Theo đó, Trần Văn Tiến đã mạnh dạn đề nghị lên cấp trên và được Cục đăng kiểm Việt Nam - Pháp cấp Giấy Chứng nhân: Đánh giá và công nhận năng lực để cung cấp (các) dịch vụ phù hợp với Quy chuẩn Việt Nam QCVN 65:2015/ của BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về đánh gía năng lực chế tạo và cung cấp dịch vụ tàu biển”. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp Công ty TNHH kỹ thuật và dịch vu Hàng hải Nguyên Tiên (Công ty Nguyên Tiên). UBND thành phố, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Đà Nẵng đồng ý cho phép Công ty mở Trung tâm đào tạo Thuyền trưởng, kỷ thuật máy tàu tại Đà Nẵng.
Lấy ví dụ về bảo đảm kỷ thuật an toàn, đã có các vụ hỏa hoạn, tai nạn chìm tàu trên sông và biển nhưng công tác bảo đảm về phao bơi chưa đáp ứng kịp yêu cầu. Khi tàu xẩy ra sự cố, tâm lý con người trên tàu đều mất bình tĩnh khó trợ giúp người khác, quên mặc áo phao hoặc có ai đó vứt phao bơi xuống nước thì nhiều người cùng đến ôm và chìm. Để khắc phục tình trạng nguy kịch này, công ty đã có loại phao bơi ngoại nhập khi ném nó xuống nước tự nó bung ra với sức tải nhiều người. Ưu việt của loại phao này, nếu tàu thuyền bị lật úp, phao vẫn nằm dưới nước thì do sự tác động của áp lực nước làm cho nó tự bung ra và cứu giúp người bị nạn…
Từ năm 2016 đến nay, mỗi năm công ty mở 2 khóa đào tạo các lớp kỷ năng thuyền viên, chứng chỉ nghiệp vụ, phương tiện Thủy nội địa, và ngư dân có nguyện vọng hoạt động nghề cá trên biển và lái tàu du lịch trên sông (mỗi khóa từ 60 đến 80 người) là những học viên tại Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế. Chương trình, thời gian học thực hiện đúng quy trình đào tạo theo Thông tư 56 và 57 của Bộ GTVT. Công ty Nguyên Tiên hiện có 16 lao động (14 kỹ thuật viên), trong đó có 2 CCB và 5 CQN đều được đạo tạo ngành nghề cơ bản và có kinh nghiệm công việc, kỹ thuật hơn 10 năm nay, nên đủ năng lực đảm đương các hoạt động của công ty.
Hội viên CCB Trần Văn Tiến hiện đang sinh hoạt tại Chi hội 50, Phường hội Thọ Quang, (Quận hội Sơn Trà) và đang tham gia trong Ban liên lạc CCB Trường Sa tại Đà Nẵng. Hàng năm, vào ngày 14/3, đồng đội CCB Trường Sa đều tổ chức gặp mặt và đến thăm tặng quà cho 9 gia đình liệt sĩ tại Đà Nẵng và thắp hương tưởng niệm 64 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong Trận Hải chiến đào Gạc Ma – quần đảo Trường Sa ( 14/3/1988). Qua đây, Trần Văn Tiến tâm sự: một điều day dứt trong lòng và tôi muốn làm bằng được “Nghĩa cử - nghĩa tình đồng đội” là: 64 liệt sĩ hy sinh tại Trường Sa là những chiến sĩ Hải Quân Việt Nam, nhưng còn một sỗ di ảnh của các liệt sĩ vẫn còn mặc thường phục. Vì điều đó, ngoài 9 liệt sĩ tại Đà Nẵng di ảnh trên bàn thờ trong trang phục hải quân, còn một số trong 55 liệt sĩ tại các tỉnh, thành phố chưa thực hiện được. Từ ý nghĩa đó, tôi đã đề nghị đến Lữ đoàn Công binh 83, Chính quyền sở tại, gia đình và nếu được sự đồng ý, sẵn sàng mang ba lô lên đường đến từng gia đình liệt sĩ xin chụp, ken di ảnh và thay bằng Quân phục Hải quân Nhân dân Việt Nam. Đó là điều vinh dự, mong muốn của các gia đình liệt sĩ, mang tính nhân văn sâu sắc trong mối quan hệ xã hội với đồng chí, đồng đội mà tôi mong muốn bấy lâu nay với các liệt sĩ là những đồng đội – Bộ đội Hải quân.
Bài và ảnh: Nhân Mùi