Phát triển nghề truyền thống (12/07/2013)

Ông kể: Để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ phải trải qua hơn chục công đoạn, từ chọn gỗ đến đục khắc, sơn tượng. Công phu là thế, nên “ai cẩu thả thì không thể làm được nghề này”. Hơn thế, làm tượng giả cổ cho những việc thờ cúng, tâm linh, người làm cần có hai chữ Tâm và Đức. Lớp dạy nghề mỹ nghệ do gia đình ông mở từ năm 1992 thu hút nhiều người dân trong xã. Nhiều học viên đỗ vào Trường đại học Mỹ thuật, cũng có người “kế nghiệp thầy” mở lớp đào tạo, dạy nghề có chất lượng cao. Con gái của ông Nguyễn Quỳnh Vân cũng là người trong số đó, đang hướng dẫn cho hơn 30 học viên học nghề. Gia đình ông đã góp phần phục chế, làm mới nhiều hạng mục công trình có giá trị lịch sử, văn hóa ở Văn miếu Quốc Tử Giám, Thành Cổ, chùa Trấn Quốc, nội thất nhà thờ ở Côn Đảo… Và mới đây là sảnh chính (dùng để tiếp khách) của Văn phòng Chính phủ.

Có nhiều hộ gia đình CCB sau khi được ông và Hiệp hội làng nghề giúp đỡ về vốn, tay nghề, thị trường đã phát triển, từ làm thuê đã mở xưởng rồi thành lập công ty, đứng tên con cháu như Công ty Thắng Hường, công ty Hợp Phát…

THU DUNG