PV: Xin chào đồng chí. Được biết đồng chí được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng Bầu cử TƯ giới thiệu về ứng cử đại biểu Quốc hội tại tỉnh Sơn La, đồng chí cũng đã thực hiện việc tiếp xúc cử tri tại 4 huyện Mai Sơn, Yên Châu, Sông Mã, Sốp Cộp. Vậy đồng chí có thể chia sẻ với bạn đọc những cảm nhận của mình về Sơn La.

Đ/C Phùng Khắc Đăng: Đầu tiên phải khẳng định rằng Sơn La là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng. Ngày nay, trong bước đường đổi mới, Sơn La đã có những sự phát triển tương đối toàn diện về mọi mặt. Đời sống của người dân được cải thiện đáng kể.

Sơn La là một vùng đất chiến lược và cũng là vùng trọng điểm về thủy điện, cung cấp nguồn điện năng lớn cho cả nước. Ở Việt Nam hiện nay có hai công trình thủy điện lớn là thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La. 2 công trình thủy điện này có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn tới Sơn La. Chỉ tính riêng thủy điện Sơn La, trong quá trình xây dựng đã phải di dời hơn 1 vạn hộ dân. Việc di dời dân cư phục vụ xây dựng thủy điện đã làm thay đổi thế bố trí chiến lược về kinh tế, dân cư trên địa bàn. Do ý thức được tầm quan trọng của thủy điện Sơn La đối với chiến lược phát triển quốc gia nên các cấp chính quyền địa phương cũng như người dân các dân tộc sinh sống tại đây đã sẵn sàng rời bỏ nhà cửa, ruộng nương, thậm chí là di dời cả mồ mả của tổ tiên bao đời nay để giành đất phục vụ dự án xây dựng công trình. Một điều thật đặc biệt, thật đáng khâm phục hơn nữa đó là việc di dời hơn 1 vạn hộ dân ra khỏi mảnh đất quê hương, nơi có truyền thống dân tộc, ý nghĩa tâm linh lâu đời đối với các dân tộc anh em tưởng chừng như sẽ gặp phải vô vàn khó khăn, trắc trở. Ấy vậy mà hơn 1 vạn 250.000 hộ dân đã được di dời một cách hết sức nhanh chóng và hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện chứ không có hộ nào thuộc diện cưỡng chế di dời. Đó quả thực là một biểu tượng cao đẹp về tinh thần cách mạng, sẵn sàng hy sinh quyền lợi bản thân vì lợi ích chung của đất nước.

** ![](/Pictures/anhnam2011/thang5/16den31/20511-PKD 1.jpg)** **PV: **Đ/C đánh giá như thế nào về sự phát triển của Sơn La trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. **Đ/C Phùng Khắc Đăng: **Là một người đã từng hoạt động và gắn bó nhiều năm với miền Trung, Tây Nguyên, Việt Bắc, Tây Bắc cũng như các khu vực rừng núi biên giới và đồng bào các dân tộc, tôi nhận thấy Sơn La là một vùng đất hội tụ đủ 3 yếu tố đặc thù như yếu tố dân tộc (ở Sơn La có 12 dân tộc anh em đang sinh sống), yếu tố miền núi và yếu tố biên giới. Mặc dù trong vài năm gần đây Sơn La đã có những bước phát triển đáng ghi nhận với GDP bình quân đầu người đạt 12 triệu đồng/năm, công tác giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, an sinh xã hội đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy vậy, số huyện nghèo của tỉnh vẫn còn ở mức cao, trong đó có đến hơn 1.000 bản thuộc diện đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị khám chữa bệnh còn lạc hậu, đời sống người dân nhất là người lao động và đồng bào vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, thiên tai mất mùa vẫn thường xuyên xẩy ra, nhất là công tác ổn định đời sống cho hơn 1 vạn dân di cư phục vụ dự án thuỷ điện Sơn La cũng không phải là chuyện đơn giản. Giải quyết ổn thoả các vấn đề này chính là nhiệm vụ cấp bách nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức đã và đang được đặt ra đối với người dân và các cấp lãnh đạo. Nhưng tôi tin rằng với truyền thống cách mạng, với tinh thần đoàn kết các dân tộc anh em, cùng sự lãnh đạo của Đảng bộ và các cấp chính quyền Sơn La, đứng đầu là đồng chí Thào Xuân Sùng, Uỷ viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La chắc chắn sẽ sớm vượt qua khó khăn, đưa Sơn La phát triển nhanh, mạnh, trở thành một tỉnh nằm trong diện phát triển khá của đất nước. ![](/Pictures/anhnam2011/thang5/16den31/20511-PKD 4.jpg) PV: Với tư cách là một ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đồng chí có thể cho biết trách nhiệm và những định hướng của mình nếu được cử tri tín nhiệm.

**Đ/C Phùng Khắc Đăng: **Được giới thiệu là ứng cử viên bầu vào đại biểu Quốc hội là một niềm vinh dự lớn đối với tôi, nhưng tôi cũng luôn nhận thức được rằng đây là một trách nhiệm rất nặng nề bởi mình sẽ phải đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của hàng triệu đồng bào trước Quốc hội, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, là nơi đưa ra những quyết định về các vấn đề quan trọng của đất nước trên tất cả các mặt đối nội, đối ngoại, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.

Có đồng chí đã hỏi tôi “Là đại biểu Quốc hội thì có gì khác so với công việc đồng chí đang làm hiện nay?”. Tôi nghĩ với chức danh Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, mang quân hàm Trung tướng, tôi được Chính phủ bổ nhiệm, với chức danh Phó chủ tịch Hội CCB Việt Nam, tôi được bầu tại đại hội Đại biểu toàn quốc CCB Việt Nam nhiệm kỳ IV. Còn nếu là đại biểu Quốc hội thì lại khác hoàn toàn vì phải được cử tri nơi tôi ứng cử thông qua phổ thông đầu phiếu. Do đó phải có hàng vạn người tín nhiệm mới có thể là đại biểu của dân được. Nhưng cho dù có là đại biểu Quộc hội hay không phải là đại biểu Quốc hội thì bản thân tôi vẫn sẽ luôn phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà mình đang thực hiện. ![](/Pictures/anhnam2011/thang5/16den31/20511-PKD 2.jpg) Trong kỳ bầu cử Quốc hội lần này, nếu được người dân tín nhiệm bầu vào Quốc hội, tôi sẽ càng phải cố gắng tu dưỡng, học tập, rèn luyện nhiều hơn nữa để đủ trình độ tham gia đóng góp ý kiến thực hiện các quyền cơ bản của Quốc hội như lập pháp, xây dựng kế hoạch phát triển đất nước…, tham gia giải quyết các vấn đề lớn của đất nước, đồng thời phải có những hiểu biết nhất định để thực hiện quyền giám sát tối cao.

Là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, tôi sẽ cần phải luôn luôn gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến và tìm hiểu những mong muốn, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đặc biệt là các cử tri nơi tôi ứng cử về các mặt đời sống và chính sách có liên quan tới vùng núi, biên giới, dân tộc… Đồng thời tôi cũng phải xắp xếp thời gian tham gia các hoạt động của HĐND các cấp của tỉnh nhằm phát huy dân chủ, báo cáo các nguyện vọng của người dân đối với Quốc hội và chính quyền các cấp, phối hợp với các cơ quan chức năng có thầm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền lợi của nhân dân, chống lại các luận điểm chống phá chế độ, xuyên tạc pháp luật. ![](/Pictures/anhnam2011/thang5/16den31/20511-PKD 3.jpg) Bên cạnh đó, với tư cách là Phó chủ tịch Hội CCB Việt Nam, tôi sẽ cùng Ban chấp hành TƯ Hội xây dựng Hội vững mạnh, xứng đáng với lòng tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân, tích cực tham gia các văn bản pháp luật của Nhà nước có liên quan tới nghĩa vụ, quyền lợi của CCB như việc phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Y tê, Bộ LĐTBXH để chăm lo chế độ chính sách cho các CCB, thương binh, người có công.

Với tư cách là thành viên nhóm đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam/điôxin, tôi sẽ tích cực vận động tuyên truyền để phía Mỹ hiểu rõ tính chất phi nghĩa, hậu quả của cuộc chiến tranh họ gây ra, đồng thời yêu cầu họ phải có trách nhiệm đối với gần 5 triệu người Việt Nam bị phôi nhiễm chất độc da cam/điôxin.

Là thành viên của Đoàn chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, tôi có điều kiện tuyên truyền những chủ trương của Đảng, luật pháp Việt Nam và chính sách đối ngoại rộng mở thời kỳ hội nhập, góp phần làm cho người nước ngoài hiểu rõ về chủ trương, đường lối chính sách của Việt Nam, góp phần ngăn chặn những luận điệu xấu của các thế lực phản động lợi dụng dân chủ, dân tộc, nhân quyền, tôn giáo để chống lại nhà nước ta.

**PV: **Xin cám ơn đồng chí

Hoàng Linh