CCB Nguyễn Hữu Minh (đứng giữa) trao thưởng cho các đội đoạt giải.
Xã quy mô không lớn, chỉ có 2 thôn Thượng và Hạ, trung bình mất hơn 1 tháng giải mới kết thúc với khoảng 30-40 trận đấu.

Tôi hỏi anh:

  • Làm thợ nề mà mỗi năm mất hơn 1 tháng nghỉ việc vì bóng đá, “bà xã” anh có phàn nàn không?

Anh cười:

  • Có chứ! Lúc đầu, không chỉ vợ tôi mà người thân đều cho là mình “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, lợi lộc chẳng có, mà lỡ xảy ra chuyện gì thì mình là người chịu trách nhiệm lớn nhất. Sau đó, thấu hiểu nỗi đam mê của mình nên bà ấy cũng không ngăn cản mà còn tự hào vì công việc tự nguyện của chồng.

Anh nói thêm: Rất hay là đa số người dân nhiệt tình ủng hộ. Bởi đây là một sân chơi lành mạnh, rèn luyện sức khỏe, tăng tình cảm giao lưu giữa người dân trong xã, góp phần giảm tệ nạn xã hội. Nhiều doanh nghiệp và cá nhân cũng hăng hái tài trợ như Công ty dệt Mỹ Đức, Công ty dệt nhuộm Trường Thịnh...

Từ nguồn đóng góp và tài trợ, BTC thuê tổ trọng tài của Trung tâm Thể thao huyện điều hành các trận, mua cờ, cúp. Số tiền thưởng cho đội vô địch là 2,5 triệu đồng, giải nhì 1,5 triệu đồng, giải ba 1 triệu đồng và giải phong cách, giải cầu thủ xuất sắc nhất. Đặc biệt, cầu thủ Nguyễn Hữu Cương (vốn là vận động viên đua thuyền của thành phố) đã 9 lần đoạt giải cầu thủ xuất sắc nhất và được tham gia Đội tuyển bóng đá của huyện.

Không chỉ thi đấu nội bộ giữa các xóm, đội tuyển của xã còn đá giao hữu với các địa phương bạn...Theo anh, cái được lớn nhất của thể thao là rèn luyện sức khỏe và nhân cách cho thanh thiếu niên.

Phạm Danh