Đây cũng là thước đo chuẩn xác đối với các thành tựu và sự nghiêm túc của Việt Nam trong nỗ lực sát cánh cùng với nhân loại tiến bộ đấu tranh không mệt mỏi vì nhân quyền đích thực. Nhiều thế lực thù địch đang tiến hành những âm mưu chống phá với nhiều thủ đoạn vu cáo, xuyên tạc nhưng không thể phủ nhận được thực tế hiển nhiên là tại Việt Nam, quyền con người được phát huy và chính sự tham gia tích cực của người dân vào mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội của đất nước đã mang đến hình ảnh một Việt Nam thực sự ấn tượng trong cái nhìn của bạn bè quốc tế.

Có thể nói, trong nhiều năm qua, mọi thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước đều hướng tới cải thiện đời sống nhân dân. Việc hoàn thành sớm 5 trên 8 Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), nhất là thành tựu của công cuộc xóa đói giảm nghèo (với tỷ lệ hộ nghèo từ 58% trong năm 1993 xuống còn gần 10% .trong năm 2012). Trong giai đoạn 2011-2015, Chính phủ vẫn dành nguồn lực tới 364.000 tỷ đồng để xóa đói giảm nghèo, ngay cả khi ngân sách khó khăn, nhưng chương trình mục tiêu giảm nghèo vẫn phải bố trí đủ vốn, không cắt giảm, không đình hoãn.

Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi mới đây, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã sử dụng cụm từ "chuyển mình nhanh chóng" để đánh giá tốc độ phát triển của Việt Nam thời gian qua. Bà Vích-to-ri-a Qua-qua, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã phát biểu nhân kỷ niệm 20 năm hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ rằng: “Các chỉ số phúc lợi xã hội hiện nay của Việt Nam cao hơn phần lớn các nước có cùng mức thu nhập, và thậm chí cả một số nước có thu nhập cao hơn”.

Thực tế chỉ ra rằng, cùng với chăm lo xóa đói giảm nghèo, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phát triển hệ thống truyền thông, góp phần nâng cao dân trí và mức sống văn hóa của xã hội.. Một sự kiện chính trị rất quan trọng đang diễn ra hiện nay là việc tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã dành hẳn Chương 2 để nói về quyền con người và quyền công dân; trong đó, đã hiến định một số nguyên tắc và quyền con người cụ thể trong các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam tham gia.

Việc trúng cử là thành viên mới HĐNQ LHQ là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Đồng thời thể hiện thế và lực của đất nước ta đang ngày càng vững chắc hơn trên trường quốc tế.

CCB Việt Nam