Cụ Hữu là thương binh, là nhà văn nổi tiếng, năm 2000 cụ được giải nhì (không có giải nhất) thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam. Bản thân ông ham đọc sách, có nhiều sách, lại nhiều bạn văn chương biếu tặng sách quý. Sách quý không người đọc thật phí ấy là động lực khiến ông quyết tâm hiến nhà mình làm thư viện và ông Hữu tin rằng văn hóa đọc sẽ càng ngày càng phát triển.
Thứ hai là gia đình Đại tá Trần Danh Thống và cô giáo Ngô Thị Hà. Ông Thống năm nay 67 tuổi ở thôn Phương Triện, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Theo ông Thống thì làng Phương Triện có truyền thống hiếu học, thời phong kiến đã có 6 tiến sĩ và đều làm quan to. Đã 20 năm nay, làng vẫn duy trì “Tiếng trống chất lượng”.
7 giờ tối mỗi ngày, Hội Khuyến học thôn gióng lên hồi trống là các gia đình vặn nhỏ âm thanh đài, ti vi, còn các cháu tự nguyện ngồi vào bàn học tập. Trong phong trào Xây dựng nông thôn mới, nhiều con em trong làng ủng hộ vật chất xây dựng cơ sở hạ tầng; gia đình ông bà và 3 người con cũng muốn đóng góp với quê hương, gia đình chọn mô hình mua sách tặng dân làng. Hơn 4.000 đầu sách các loại lập thành thư viện đặt tại Nhà văn hóa thôn. Ra đời đã hơn 2 năm, làng chưa tìm được người quản lý, cô Hà lại đảm nhiệm mỗi tuần trực hai buổi chiều tiếp đón người đọc và mượn sách. Cô cho chúng tôi xem ba sổ theo dõi, hai sổ ghi kín, sang quyển thứ ba rất tỷ mỷ số thứ tự, họ tên, địa chỉ người mượn sách, tên sách, thời gian mượn và trả rất cụ thể. Số người mượn đã hơn 3.000, gồm cả trong và ngoài xã.
Cô Hà là giáo viên toán, các cháu nào đến nhờ giảng bài, cô cũng sẵn sàng, ngoài ra còn hướng dẫn đọc giả chọn sách và phương pháp đọc sách hiệu quả.
Chia tay gia đình nhà văn thương binh Nguyễn Hữu ở Thanh Khương, Thuận Thành, gia đình Đại tá Trần Danh Thống ở Đại Lai, Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh mà tự hào về bản lĩnh những người lính Cụ Hồ, tuy tuổi cao vẫn ra sức giúp gia đình con cháu và quê hương nhiều việc hữu ích, như hai gia đình nêu trên trong vô vàn người cựu binh hết mình lo cho xã hội và thế hệ tương lai.
Vũ Thế Thược