Thường xuyên đi vệ sinh: Là dấu hiệu của một bàng quang hoạt động quá mức do tuổi già, tuyến tiền liệt lớn, hoặc thậm chí nhiễm trùng. Nếu tình trạng này kéo dài, tốt hơn hết bạn nên thông báo cho bác sĩ.
Tiểu buốt hoặc nước tiểu đục: Nếu xuất hiện tiểu đau hoặc nước tiểu của bạn xuất hiện màu đục như màu mây, điều này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, đặc biệt nếu nước tiểu có mùi hôi mạnh. Một xét nghiệm nước tiểu đơn giản có thể phát hiện ra nguyên nhân gây tiểu buốt, nước tiểu đục và có mùi.
Máu trong nước tiểu: Đôi khi, bạn thấy máu xuất hiện rõ ràng trong nước tiểu, vì màu sắc nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ. Khi bạn có thể nhìn thấy màu đỏ rõ ràng, bạn nên ngay lập tức đến bác sĩ để xét nghiệm thêm.
Bạn cũng nên đi khám sức khoẻ thường xuyên để kiểm tra mẫu nước tiểu giúp phát hiện hồng cầu trong nước tiểu. Máu trong nước tiểu có thể là một dấu hiệu của một loạt các bệnh, bao gồm nhiễm trùng hoặc sỏi thận và bàng quang, viêm cầu thận cấp, ung thư bàng quang.
Nước tiểu sẫm màu hơn: Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, vì vậy bất cứ khi nào bạn thấy nước tiểu sẫm màu hoặc tối hơn, trước tiên bạn cần uống nhiều nước hơn với 6-8 ly mỗi ngày. Nếu bạn đã uống đủ và nhiều nước, nhưng màu nước tiểu không cải thiện, bạn nên trao đổi với bác sĩ.
Để phòng bệnh về bàng quang bác sĩ Nguyễn Thế Lương khuyên bạn cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài hằng ngày. Cần uống đủ lượng nước, ăn thêm rau, trái cây và không được nhịn tiểu để tránh ứ đọng nước tiểu hoặc cô đặc nước tiểu làm cho vi sinh vật dễ hoạt động. Khi có bệnh sỏi tiết niệu, viêm tiết niệu, bệnh của tiền liệt tuyến (nam giới), cần điều trị tích cực không được chủ quan. Đối với người cao tuổi nên vận động cơ thể đều đặn hàng ngày để việc bài tiết và lưu thông nước tiểu được dễ dàng. Người cao tuổi nên có chế độ ăn uống hợp lý để tăng sức đề kháng chống chọi với bệnh tật, nhất là các bệnh nhiễm trùng, bệnh liên quan đến bàng quang.
Thành An