Nhà thơ “ mùa hoa cải” làm thám tử tư lật lại vụ án giết người 31 năm trước (13/06/2011)
Chị là Nghiêm Thị Hằng PV Báo Nông nghiệp Việt Nam, một CCB nguyên là chiến sĩ trên đường Trường Sơn năm xưa. Mới đây PV Lâm Tùng Bách có cuộc trò chuyện cùng nhà báo Nghiêm Thị Hằng
PV: Mọi người nhớ đến thơ của chị là nhớ đến ca khúc “ Mùa hoa cải”, chị có thể cho biết cảm xúc khi viết bài thơ này ?
*Nhà báo Nghiêm Thị Hằng (N.T.H)
*Hồi nhỏ, tôi sống ở một vùng quê nghèo làng bi ven sông Hồng, cứ mùa thu đến, cả cánh bởi lại rực vàng hoa cải. Khi xa quê hươơng vào Trường Sơn chiến đấu, tôi nhớ quê, nhớ mùa hoa cải, nhớ bè bạn- bao ngơười cùng trang lứa, tuổi trẻ tình yêu và những mối tình đầu lỡ hẹn vì chiến tranh. Sau chiến thắng 30/4, những ngươời lính chúng tôi trở về làng, vẫn rực vàng mùa hoa cải bên sông, nhưng con thuyền đó rời xa bến, người đó đi lấy chồng, người vì chiến tranh không trở lại, câu thơ cũ còn đây “gió đươa hoa cải về trời, rau răm ở lại chịu đời đắng cay”.
PV: Có phải vì thế mà ngơười ta biết đến chị là người làm thơ hơn người làm báo?
N.T.H - Với thơ, tôi bén duyên bởi sự nặng tình, các nhà thơ ai cũng thế. Càng đa tình, đa cảm, càng duyên nợ với thơ. Thơ với phụ nữ chúng tôi là chuyện tình cảm, chuyện trong nhà, còn chuyện ngoài xã hội là của nhà báo. Tôi mê thơ, nhưng lại theo nghiệp báo, nên trong báo đôi khi cũng bị ảnh hưởng của chất thơ.
*PV : Bây giờ thì vụ kiện của Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư dự án quốc tế (ICC) kiện báo Nông nghiệp Việt Nam (NNVN) và PV Nghiêm Thị Hằng, đòi cải chính, bồi thường 24,1 tỷ đồng, khiến chị trở thành phóng viên “nặng ký trong làng báo”. Vì sao nhà thơ lại “ dám xung phong vào ma trận đấu tranh chống tham nhũng ?”
***N.T.H : **Tôi là phụ nữ, lại là người làm thơ, chẳng “ham hố” gì chuyện đấu tranh chống tham nhũng. Nhưng nghề báo, thì mình đâu có chối được nhiệm vụ Ban biên tập giao. Khi làm vụ này, tôi không nghĩ đây là vụ án lớn nhiều phức tạp. Vì thế phải gần 2000 ngày (7 năm), cùng các đồng nghiệp điều tra khắp 3 miền Bắc Trung Nam, chúng tôi mới có những tài liệu liên quan đến tới 10 ( vụ án) của Cty ICC. Chúng tôi độc lập phá án, vừa điều tra theo nghiệp vụ nhà báo, vừa như những thám tử tư để hiểu thêm chuyện đời. Chúng tôi đó dừng các bài viết về Cty này từ cuối năm 2006, khi UBND tỉnh Khánh Hòa thu hồi quyết định giao 28,38 ha đất dự án Hòn Rớ II cho ICC, thì Cty này gửi hàng trăm đơn tố cáo tôi và ông Bùi Văn Hà cục phó C15 Bộ công an, rồi kiện NNVN và tôi ra tòa, đòi đính chính và bồi thường thiệt hại trên 24,1tỷ đồng. Ra tòa nhà báo phải bảo vệ mình bằng các chứng lý, thành ra vụ ICC càng vỡ lở vì phán xử của toà, càng sinh ra nhiều chuyện lạ.
PV- Có phải là vụ án lớn nhất trong làng báo và động cơ nào khiến chị cùng nhóm PV điều tra vụ việc này?
**N.T.H : **Theo đơn thư ICC gửi đến các nơi tố cáo thì đây là vụ án báo chí có 3 cái nhất: “ Phải đính chính xin lỗi nhiều nhất, bồi thường thiệt hại lớn nhất 24,1 tỷ, bảo kê cho xã hội đen rõ nét nhất”. Sau khi nhận được đơn khiếu kiện của các hộ dân, qua điều tra phát hiện, vấn đề chính ở đây, là việc UBND TP lấy 6720 m2 đất của DN nhà nước giao cho ICC doanh nghiệp tư nhân không thông qua đấu thầu làm thất thoát gần 700 tỷ đồng ngân sách, thời giá bây giờ thì trên 1000 tỷ, NNVN kiên quyết bảo vệ tài sản của nhà nước, động cơ của chúng tôi trong sáng vậy mà ICC bảo chúng tôi bảo kê cho xã hội đen!.
*PV :Trong quá trình điều tra nhiều năm liền, chị đã phát hiện ra những sai phạm gì của Cty ICC và GĐ Hoàng Kim Đồng?
***N.T.H: **Rất nhiều sai phạm. Có những sai phạm thuộc ICC, có những sai phạm thuộc văn bản của các cơ quan thuộc thành phố và các DN... Cần nói thêm rằng ngoài dự án số 24 Đội Nhân, ICC còn thực hiện một số dự án khác, có nhiều sai phạm đến nay chúng tôi đã công bố trên báo chí 10 vụ việc, có liên quan đến đường dây tham nhũng bảo kê cho Cty ICC. Còn ông Hoàng Kim Đồng, theo C15 Bộ Công an, năm 1977 và 1990 bị công an Hà Nội bắt về tội trộm cắp và cưỡng đoạt tài sản công dân, năm1980 có liên quan đến vụ án cướp của giết người bị TAQS QK7 xử tại bản án hình sự sơ thẩm số 147/HS2 ngày 13/11/1982, tuyên phạt 10 năm tù giam, loại ngũ.... con người ấy mới dám “mạo nhận là người của Tổng cục II BQP”, mới có bản lĩnh để khiếu kiện báo NNVN và ông Cục phó C15, vì đã làm rõ nhân thân của ông ta trước xã hội.
*PV: Chị có bất ngờ trước phán xử của TAND quận Hoàn Kiếm ở phiên tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm ? *
N.T.H : Phải nói rằng TAND quận Hoàn Kiếm đã có những phán xử đúng, Toà đã bác bỏ đa số nội dung khởi kiện và bác bỏ 23,9/24,1 tỷ đồng phía nguyên đơn đòi hỏi phi lý. Nhưng khi phán xử về câu chữ thuộc nghiệp vụ nhà báo, thì tôi cũng như các đồng nghiệp rất bất ngờ, vì những bằng chứng chúng tôi đưa ra, đã bị toà bỏ qua. Chúng tôi chỉ mong toà xử công minh, để những nhà báo như chúng tôi, còn dám vì sự nghiệp đấu tranh chống tham nhũng, mà bảo vệ tài sản lợi ích của nhà nước. Chúng tôi đấu tranh, cũng chỉ mong muốn, không để kẻ xấu lợi dụng danh nghĩa các cơ quan nhà nước, cơ quan của Đảng và Quân đội, để vi phạm pháp luật, chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Phán xử của tòa khiến chúng tôi thất vọng, càng thất vọng hơn trong quá trình chuẩn bị phúc thẩm chúng tôi phát hiện ra đường dây chạy án, buộc TANDTP Hà Nội phải thay thẩm phán Nguyễn Thị Kim Dung. Rồi chuyện trong hồ sơ án sơ thẩm 25 tài liệu bút lục không cánh mà bay, khiến bà Trần Thị Hồng Ngọc Thẩm phán, phó chánh án TAND quận Hoàn Kiếm, người xử án sơ thẩm vụ vụ việc này bị “gãy ghế”... Cũng vì những chuyện này mà sau 31 tháng, đến ngày 21/10/2010 TAND TP Hà Nội mới mở phiên tòa phúc thẩm công khai vụ án này. Trước 1 ngày phiên tòa phúc thẩm mở, tôi được thẩm phán Trần Thị Phương Nga sao cho bút lục số 1462 là bản tường trình Cty ICC rút 104 tài liệu của bút lục 775 . Tôi không hiểu vì sao thảm phán lại đồng lõa cho ICC rút tài liệu trong bút lục, làm sai lệch hồ sơ vụ án, mà vẫn xử xanh rờn cho ICC thắng kiện (trong khi doanh nghiệp này có nhiều dấu hiệu sai phạm hình sự, chúng tôi và các luật sư đề nghị chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra khởi tố). Còn chuyện một số cán bộ chủ chốt ngành ban của thành phố thì buồn lắm, họ dựng nên công văn giả, trả lời theo đơn thư mạo danh để bảo kê cho ICC. Bà trưởng phòng PC27 công an Hà Nội, tô thắm cho nhân thân Hoàng Kim Đồng với xác nhận “ Không có tiền án”
PV: Có phải vì việc này mà chị đã như thám tử lật lại vụ án 31 năm Hoàng Kim Đồng giết người ở Gò Công Đông?
Thực sự thì 7 năm đấu tranh tìm ra 10 “vụ án kinh tế” có liên quan đến Cty ICC, tôi đã quá mệt mỏi, mang nỗi buồn của một Cựu chiến binh, một Đảng viên ĐCSVN, một nhà báo đấu tranh chống tham nhũng, sẽ gian nan không biết đến khi nào trên hành trình đi tìm công lý. Nhưng nếu Hoàng Kim Đồng không đưa ra giấy xác nhận của PC27 Hà Nội , thì số phận đã không đẩy tôi đến với vụ án y giết em Bùi Thị Phượng Lan 16 tuổi ngày 13/3/1980. Chuyện thì dài lắm, nhưng giờ thì sự thực đã rõ ràng, bản án 147 HS2 TAQS QK 7 xử ngày 13/11/1982 tuyên Đồng 10 năm tù giam, vì tội đảo ngũ cướp của giết người. Đồng ra tù tháng 9/1986, Y nộp giấy ra tù cho TAQSQK7 được xóa án tích tại giấy chứng nhận 04 ngày 6/12/2000.
Để lấy được bản án sau gần 30 năm, quả thật khó khăn, đó là con đường của thám tử và các nhà ngoại cảm. Có bản án rồi, tôi tìm được gia đình nạn nhân Bùi Thị Phượng Lan, được gia đình ủy quyền đòi Lê Hồng Phúc và Hoàng Kim Đồng (2 kẻ giết người) bồi thường dân sự cho gia đình nạn nhân, sau 30 năm chưa thi hành phần án dân sự, số tiền bồi thường năm 1982 (1400 ngàn đồng tương đương 3 cây vàng), thời điểm đòi bồi thường tính đến tháng 1/2010 là 1,5 tỷ đồng. Từ bản án 147HS2 và qua lời tố cáo của gia đình nạn nhân, hé lộ những uẩn khúc trong vụ án, bởi sau 2 ngày xẩy ra vụ án, Đồng ra đầu thú và y đã đánh tráo án, đổ tội chủ mưu giết người cho Lê Hồng Phúc. Phúc bị tù chung thân, sau 15 năm thụ án về gặp Đồng, y đã đền bù việc đi tù thay của Phúc bằng việc cho tiền xây nhà, cho xe máy và xin việc làm cho Phúc. Điều này được xác định bởi ý kiến của ông Lê Ngọc Sâm bố của Phúc. Không chỉ đánh tráo tội danh chủ mưu giết người, việc thụ giam của Đồng hiện còn đang là nghi án. vì theo văn bản 502 ngày 22/7/2010 của Cục Điều tra hình sự BQP chưa tìm thấy hồ sơ tù nhân có tên Hoàng Kim Đồng tại trại giam T771. Chúng tôi cũng không tìm thấy hồ sơ xin đặc xá của tù nhân có tên Hoàng Kim Đồng tại trại giam T771, trong danh sách đặc xá cho Chủ tịch nước ký (vì năm 1986 không có đặc xá), trước đó năm 1984 và 1985 Nhà nước đã đặc xá.
Ngày 15/2/2011 Cơ quan thi hành án QK7 gửi văn bản cho gia đình nạn nhân thông báo đã thụ lý việc đòi thi hành án phần bồi thường dân sự với Phúc và Đồng. Hiện gia đình nạn nhân đang hoàn thiện thủ tục đề nghị thi hành án. Tôi tin vài tháng nữa gia đình nạn nhân sẽ nhận được khoản tiền bồi thường và kết thúc việc tôi làm thám tử tư lật lại vụ án 31 năm Hoàng Kim Đồng giết người như thế nào, để rồi sau đó tôi sẽ cho ra tập truyện phá án ly kỳ này
PV: Xin được chia sẻ những tin vui này của chị. Chúc nhà báo, nhà thơ sẽ có những bài báo, những bài thơ hay về hành trình đi tìm công lý. Người thực hiện
Lâm Tùng Bách