Nhà báo - nhà thơ - thương binh Nguyễn Khải Hưng
Vẫn dáng người mảnh khảnh, da xanh mái, tóc đã nhiều đốm bạch, anh thương binh Nguyễn Khải hưng đến nay sau hơn 40 năm kiên cường chống chọi với bệnh tật, vẫn giữ một dáng vẻ ung dung, thư thái, gần gũi, khiến chúng tôi vô cùng xúc động.
Cũng như bao bạn cùng lứa tuổi, từ vùng quê làng cổ Đường Lâm, năm 1960, anh lên đường nhập ngũ và nhập ngay vào cuộc hành quân đằng đẵng trên đường Trường Sơn gian khổ, nhiều năm lăn lộn trên chiến trường, nhờ có chút năng khiếu, lại là đảng viên trẻ, từng đạt giải ba cuộc thi thơ của Tạp chí Văn Nghệ Quân Giải Phóng, nên cuối năm 1969, anh được điều về Cục Chính trị Quân Giải phóng làm trợ lý văn hóa và được bồi dưỡng để trở thành phóng viên mặt trận của Báo Quân Giải phóng.
Trong một chuyến đi công tác mặt trận biên giới phía Tây tháng 7 năm 1977, xe anh bị trúng mình, hầu hết anh em trên xe đều hy sinh. Riêng Khải Hưng chỉ bị thương và mê man bất tỉnh. Sau nhiều ngày cứu chữa, nhờ sự giúp đỡ tận tình của đồng bào và anh em trong đơn vị, anh đã sống lại, với chấn thương sọ não, để lại di chúng do nhiều lần mổ vì những chấn thương ở xương chậu, vai, dạ dày, ruột... cho đến hôm nay vẫn nhiều lần nhức nhối.
Sau đợt an dưỡng dài ngày, năm 1981, anh được về sống với gia đình, xếp hạng thương thật loại I. Mấy năm gần đây luôn phải vào bệnh viện điều trị. Nhưng điều đặc biệt khiến mội người cảm phục là anh vẫn sống và chiến đấu vượt qua bệnh tật, luôn lạc quan, yêu đời.
Anh thường tâm sự: Yếu tố quan trọng làm cho anh vượt qua những phút giây căng thẳng, là lòng yêu cuộc sống, tình cảm của bạn bè, đồng chí và gia đình đã nâng đỡ anh, giúp cho người thương binh này sống vui, gắn bó với làng quê và gia đình.
Vào những năm đầu về với gia đình, kinh tế còn nhiều khó khăn, anh tìm niềm vui trong các công việc chụp ảnh, vốn liếng của một thời báo chí còn lại.
Có lúc khoe khỏe, lại cậm cùi ngồi gói bán tẻ, bánh chưng giúp chị Kẹo (vợ anh) đem bán ngoài chợ quê nhằm thêm thu nhập và cũng là sự chia sẻ với người vợ đã bao năm tần tảo, thủy chung thay anh nuôi mẹ già ốm yếu và đàn con thơ dại.
Đáng quý hơn chính là nhiệt tình của anh trong công tác xã hội mà anh đóng góp với địa phương: Lúc làm thông tin tuyên truyền (kẻ, cắt chữ khẩu hiệu) khi tham gia làm Tổ trưởng thương binh quản lý chợ Mía, anh cũng là người tích cực trong bBan vận động công đức tu bổ các di tích vùng đất nổi tiến Hai Vua. Anh cũng được Đảng ủy, Ủy ban tín nhiệm giao cho làm Trưởng ban biên tập cuốn “Đường Lâm - Ấp cổ anh hùng” nói về truyền thống của Đảng bộ và nhân dân Đường Lâm.
Chắt chiu những trải nghiệm qua bao thử thách ác nghiệt trong đời và những kỷ niệm chiến trường khiến anh có niềm đam mê lớn lao đó là làm thơ, thể hiện những nét rung cảm, xúc động, gần gũi với cuộc sống đời thường, với miền quê xứa Đoài mà anh yêu mến.
Với bài thơ: “Chiếc đèn thồ” sáng tác năm 1970 anh đã được giải thưởng trong cuộc thi thơ do Cục Chính trị Quân Giải phóng miền Nam tổ chức đánh dấu việc mở đầu cho sự nghiệp sáng tác thơ của anh.
Đoàn Thồ đi như những con rồng lửa
Ơi những con rồng thời Lý, thời Lê
Thơ anh luôn gắn với những cây cảnh, với chùa Mía quê anh
Ngày mai em nhé lên chùa Mía
Có thuyền Bát nhã vượt biển sâu
Ta gạt hết nỗi buồn nhân thế
Để cuộc đời mãi mãi bên nhau
Với anh. Cuộc đời luôn đứng trong đội ngũ, điều đó vừa là niềm vui vừa là sức mạnh:
Ôi! âm thanh những buổi lên đường
Vang dội bao bước chân chiến sĩ
Dù thương tích nặng từ ngày đánh Mỹ
Tôi vẫn thấy như mình trong đội ngũ hôm nay!
Được bạn bè khuyến khích, anh đã xuất bản thơ “Hoa chiêng chiếng” - 1977 và năm 2005, anh có thêm ấn phẩm “Lời ru đêm” qua Nhà xuất bản Hội nhà văn.
Trong cuộc đời sáng tác anh đã đoạt nhiều giải thưởng giá trị: Giải ba cuộc thi bút ký do Hội Nhà văn và Báo Lao động xã hội tổ chức năm 1998, giải nhì (không có nhất) cuộc thi bút ký văn học 2004-2005 và giải nhì cuộc thi thơ 2006-2007 của Hội Văn học nghệ thuật Hà Tây.
Nguyễn Khải Hưng, nhà báo - nhà thơ - người thương binh kiên cường, đã vào tuổi U80 nhưng tâm hồn vẫn trẻ trung, vẫn khát khao tình đời, bằng những công việc thường ngày, sự vượt lên nỗi đau thân xác, với lòng yêu người, yêu quê hương, anh luôn là bài học, là tấm gương sáng cho lớp trẻ quê tôi.
Lê Hùng