Đa phần các cuộc hôn nhân của bộ tộc Masai ở đất nước Kenya là xếp đặt, và thông thường, các cô gái trẻ sẽ phải cưới những người đàn ông lớn hơn mình rất nhiều tuổi mà không được biết mặt họ. Các cô dâu trẻ của bộ tộc Masai thậm chí còn “được” chúc phúc bằng những… bãi nước bọt lên đầu và ngực.
Cho đến ngày nay, người Masai vẫn duy trì phong tục đa thê. Gia súc được dùng làm của hồi môn và lễ vật cầu hôn. Bản thân dân tộc Masai là một bộ tộc có văn hóa gia trưởng rất mạnh. Một người đàn ông Masai có thể có nhiều vợ tùy theo số lượng của cải mà họ có. Những người đàn ông của bộ tộc này thường “mua” vợ bằng cách tặng cho cha vợ gia súc hoặc dê, vốn được xem là những tài sản có giá trị. Nếu như gia đình nào có con gái thì người cha cũng chính là người trụ cột trong gia đình sẽ ngồi nhận các lễ vật của những chàng trai đến cầu hôn.
Cha của cô gái sẽ là người quyết định chàng rể chứ không phải là cô con gái. Ngay cả trong trường hợp không phải là một cuộc hôn nhân xếp đặt thì việc tặng các món quà lớn cho nhà vợ là một nghi thức bắt buộc. Để được gia đình nhà gái chấp thuận không phụ thuộc vào người đàn ông mà phụ thuộc hoàn toàn vào tài sản mà người đàn ông đó mang đến.
Những người phụ nữ ở đây không được tự do yêu đương, tìm hiểu người đàn ông của đời mình. Họ sống và chấp nhận mọi sự sắp đặt của gia đình cũng như những phong tục truyền thống của địa phương mình. Nghĩa là không tồn tại tình yêu đôi lứa. Một người đàn ông có rất nhiều vợ. Những người vợ được cưới về như những người giúp việc trong nhà. Thực tế thì chồng không phân biệt ai là vợ cả, ai là vợ lẽ mà họ được đối xử một cách công bằng, được nhận trách nhiệm và quyền lợi như nhau.
Tất nhiên phong tục đa thê và lối sống kì lạ đi ngược lại với xã hội văn minh, khiến cho bộ lạc Maasai từ bao đời nay chỉ là một bộ lạc sống với rừng rú và hoang dã.
Các hủ tục và tập quán lâu đời của người Maasai là rào cản lớn nhất để ngăn họ hòa nhập với xã hội văn minh.
Đức Vượng (st)