Người bệnh gút (gout) nên và không nên ăn gì?
Nguyên nhân gây bệnh gút (hay bệnh thống phong) là do có sự rối loạn chuyển hóa acid uric, làm tăng lượng acid uric trong máu. Bệnh gút còn có liên quan đến các yếu tố gia đình, lối sống, chế độ sinh hoạt, ăn uống. Giới chuyên môn thường cho rằng, gút là bệnh của “con nhà giàu”, bởi vì thường xảy ra ở những người có chế độ dinh dưỡng hằng ngày quá dư thừa. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là gút nên ăn gì? Và thực phẩm cho bệnh gút thế nào là tốt? Chúng ta cũng theo dõi bài viết này để có được câu trả lời:
- Cần tránh dùng nhiều rượu, bia; tránh việc ăn uống quá dư thừa; tránh ăn nhiều thực phẩm có chứa purine như: tạng phủ các loại động vật, cật heo, trứng gà, hàu, sò, ngỗng, tép, men sữa…
- Tránh dùng chung hải sản và bia. Bởi vì, trong lúc dùng hải sản tươi sống mà uống kèm theo quá nhiều bia, sẽ làm sản sinh ra quá nhiều acid uric. Một khi acid uric trong cơ thể dư thừa sẽ lắng đọng lại ở khớp, gây tổn hại cho khớp, khiến bệnh gút bột phát nặng nề hơn.
- Nên dùng ít chất béo, hạn chế muối, thức ăn mặn, không ăn nhiều nấm, măng, thịt rừng…
- Những người mắc bệnh gút mãn tính dùng nhiều các loại rau, củ, quả tươi, trái cây tươi. Những loại thức ăn thích hợp như: đậu ván trắng, thịt bò, cá chép, lươn, giăm bông… Ngoài ra, nên uống nhiều nước (trên 2 lít mỗi ngày) để ngăn ngừa sỏi thận (vì khi mắc bệnh gút dễ dẫn đến mắc bệnh sỏi thận)
Việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, tăng cường vận động, giảm trọng lượng cơ thể… là những yếu tốt hết sức cần thiết đối với người bị bệnh gút. Ngoài ra, cần lưu ý trạng thái căng thằng (stress) cũng làm bệnh gút tiến triển xấu hơn.
Mai Phương
(st)