Nghĩa tình - trách nhiệm của các CCB làm kinh tế giỏi
Trang trại của CCB Lạp hiện có gần 80 cây chuối, trong đó có 42 cây đang thu hoạch
Khi chúng tôi bước chân vào sân, anh Nguyễn Thanh Quang, Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh Đắk Nông cất tiếng gọi ông Lạp, nghe tiếng trả lời từ phía sau vườn nhà vọng ra, với tiếng chân thình thịch chạy đến chào hỏi, bắt tay chúng tôi khi trên tay vẫn còn lấm lem bùn đất, đó là CCB Phạm Văn Lạp (xã Nâm N Jang,) có mô hình làm kinh tế trang trại. Tiếp chúng tôi trong căn phòng nhỏ, trên tường trưng treo nhiều loại khen thưởng trong quân ngũ, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hoạt động hội, tham gia tích cực các hoạt động tình nghĩa, từ thiện. CCB Lạp chậm rãi kể: để có cách làm kinh tế trang trại theo mô hình V.A.C khép kín trên diện tích đất 4ha cải tạo từ vùng đầm lầy như hôm nay, ông và vợ đã vượt qua quảng đời vất vả, chặng đường dài khó khăn với các lần di cư từ tỉnh Hưng Yên đến Thái Nguyên và nay là mảnh đất an cư lập nghiệp tại Đắk Song, tỉnh Đắk Nông này. Vợ chồng vào đây từ năm 2007, với 2 bàn tay trắng, phải đi làm thuê để sinh sống. Ngày đi làm, đêm về ông Lạp nằm vắt tay lên trán suy nghĩ: vợ có thể làm thuê nhưng mình là không thể, vì tự hào đã là người lính, mang bản chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”. Từ động lực này, ông Lạp làm kinh tế theo cách, không chặt phá cây rừng để làm nương rẩy mà tìm đến khu đầm lầy hoang hóa để cải tạo khoanh bờ, tạo ruộng, làm chuồng trại. Thấy tôi làm, vợ bỏ nghề làm thuê về cùng chung sức cải tạo, trồng rau củ quả, kết hợp với chăn nuôi tạo vốn. Khí đã có vốn, với sự giúp đỡ ban đầu của đồng đội cho vốn vay không lãi suất, ông Lạp mạnh dạn thuê máy đào, đào 4 ao thả cá, mua các loại con giống gà, vịt, ngan ngổng, heo ta, heo rừng chăn nuôi. Quan điểm làm kinh tế trang trại sạch, an toàn, hàng trăm con gia cầm chỉ dùng ngô, khoai, thân cây chuối, rau, củ quả làm thức ăn, không dùng đến các loại chất khoáng sinh, hay tăng trọng. Điều này đã tạo nên một sản phẩm sạch cho người tiêu dùng và họ đã tìm đến thu mua ngày càng cần đến số lượng nhiều.
Làm kinh tế thuận lợi, tiến triển, vợ chồng ông Lạp, bà Lan tăng số lượng về các loại con vật nuôi đến hàng trăm con. Tính từ 4 năm gần đây đưa kết quả thu nhập từ 300 triệu đến 350 triệu đồng/ năm, sau khi đã trừ các khoản chi phí. Cùng từ đây, vợ chồng ông Lạp cần đến lao động và đã chú ý đến những người cùng cảnh ngộ như mình “làm thuê” trước đây. Hiện nay, vợ chồng ông Lạp nhận 4 người con nuôi là những lao động chính của gia đình, trong đó có chị Hà Thu Tuyết, đầu năm 2017, được ông đầu tư hơn 100 triệu đồng làm căn nhà mới trong khu trang trại. Phạm Văn Lạp còn là hội viên tích cực tham gia đóng góp hàng trăm triệu đồng/ năm vào xây dựng nông thôn mới, các hoạt động tình nghĩa, từ thiện, và giúp nhiều hội viên mua sắm vật dụng, phương tiện làm kinh tế. Bắt tay tạm biệt, CCB Lạp nói thêm: nhìn lại việc mình làm đã không hổ thẹn với lòng mà còn tràn ngậ niềm tự hào, trọn đời mãi mãi xưng danh “Bộ đội Cụ Hồ”.
Hội viên CCB Võ Văn Vinh (xã Nâm N Jang), là điển hình của một Thương binh làm kinh tế giỏi, trở thành gia đình hội viên giàu có, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội, chung tay xây dựng nông thôn mới. Bằng nghị lực của mình và đồng tâm, hợp ý của vợ, (năm 2004, từ Quảng Ngãi về đây lập nghiệp) đã cải tạo khai hoang vở đất và mua lại đất của đồng bào gần 20 ha đất trồng cây tiêu, cà phê, khoai lúa, thu hoạch được giá theo thời vụ hàng năm. Hiện nay, vợ chồng ông chỉ để lại 01ha chăm sóc, thụ hưởng tuổi già, số còn lại cho các con xây dựng cuộc sống mới. Quá trình làm kinh tế có đồng dự, của để, mua xe ô tô, tạo dựng cữa nhà, nên CCB Vinh sẵn sàng giúp đỡ các hội viên còn khó khăn vay vốn (không lãi suất) làm kinh tế và đóng góp tích cực vào các nguồn quỹ “nghĩa tình đồng đội”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “xây dựng nông thôn mới” với số tiền được chính quyền địa phương, hội, đoàn thể ghi nhận trân trọng. Bên cạnh đó, CCB Vinh còn tài trợ nhiều năm nay số tiền 200.000 đồng/tháng cho 3 cháu có hoàn cảnh đặc biệt thông qua chương trình “Cặp lá yêu thương” phát trên sóng truyền hình Việt Nam. Số tiền tài trợ cho các cháu thông qua ngân hàng được vợ chồng gửi đúng thời hạn theo quy định. Hội viên Vinh còn muốn nhận tài trợ thêm 2 đến 3 cháu nữa khi theo dõi chương trình có những hoàn cảnh mà mình cảm động, thương tình đến chảy nước mặt.Niềm vui của vợ chồng Võ Văn Vinh sau khi nghe thông báo được tài trờ cho 3 cháu trong chương trình Cặp lá yêu thươngCùng đi với chúng tôi có anh Phạm Văn Lập, Phó Chủ tịch Hội CCB xã cho biết: Ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc của “cặp lá yêu thương” đã tác động ông và đã vận động được 6 hội viên tham gia tài trợ giúp đỡ các em có hoàn cảnh đặc biệt thông qua chương trình này, trong đó có CCBVinh. Ban chấp hành Hội CCB xã Nâm N Jang đã thống nhất xây dựng mô hình “tình thương và trách nhiệm” theo “cặp lá yêu thương” để nhận giúp đỡ các em cần được giúp đỡ trong Hội và Huyện - Tỉnh hội, và đã có nhiệu hội viên tự nguyện đăng ký sẵn sàng tài trợ. Tiện đây, tôi có ý kiến đề nghị: “cặp lá yêu thương” phát trên sóng truyền hình đã thu hút người xem, nhưng một nỗi mỗi khi đi chuyển tiền cho ngân hàng, người tài trợ phải vượt quảng đường đi về quá xa theo quy định 1 đến 2 tháng phải đi một lần, trong khi đó, người tài trợ muốn chuyển một lần tiền cho cả năm lại không được.
Trở lại chuyện của Võ Văn Vinh, không chỉ làm kinh tế giỏi mà còn là một thầy thuốc Lương y có tâm đã chữa khỏi các căn bệnh như, ung thư gan, xơ nang cổ trướng, dạ dày, thần kinh tọa, gút, cho 281 người bệnh là hội viên và nhân dân trong vùng không lấy tiền thuốc và công. Ngoài việc tự chi ra số tiền khá lớn hàng năm đi về các nơi tìm mua các loại thuốc nam và có khi cả tháng trời đi vào rừng tìm các loại cây thuốc nam để bào chế theo đơn thuốc chữa bệnh... Tinh thần của môt thương binh làm kinh tế giỏi được anh Quang, Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh Đắk Nông, gợi ý thêm: Hành động, việc làm của Võ Văn Vinh đã để lại ấn tượng đẹp với cán bộ, nhân dân địa phương và được đồng đội, nhân dân mến tặng cái tên: Vinh Lương y, “trọn tình – hết mình với đồng đội và nhân dân”.
Nguyễn Nhân Mùi