Lịch sử kinh tế của Trung Hoa hiện đại: “Trung Quốc đã ngủ quên trong cuộc Cách mạng công nghiệp hóa. Trung Quốc vừa thức dậy trong cuộc Cách mạng công nghệ thông tin. Hiện nay, Trung Quốc đang tham gia đầy đủ và tích cực vào cuộc Cách mạng Xanh. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh có lẽ đã hiểu quá rõ ràng rằng cuộc Cách mạng công nghệ năng lượng vừa là sự cần thiết vừa là cơ hội. Và họ không có ý định bỏ lỡ nó.Trong khi đó, Mỹ lại đang sống với giấc mơ “tái thiết” Áp–ga-ni-xtan

Số lượng các dự án về phát triển năng lượng gió, mặt trời, giao thông công cộng, năng lượng hạt nhân và nhiệt điện có hiệu quả được triển khai ở Trung Quốc năm ngoái và họ đạt được “một hợp đồng về năng lượng mặt trời lớn nhất từ trước tới nay. Một nhà máy có trị giá tới 5 tỉ đô, với công suất 2 gigawatt, được xây dựng ở Trung Quốc sử dụng công nghệ của thung lũng Silicon. Trung Quốc bây giờ tích cực hơn Mỹ rất nhiều trong lĩnh vực này. Trung Quốc đã ký duyệt và sẵn sàng triển khai thi công trong năm nay cho một dự án lớn .

Không thể phủ nhận việc biến đổi khí hậu là một nguyên nhân khiến Trung Quốc quan tâm hơn tới ngành công nghệ năng lượng. Nhưng trước mắt, lãnh đạo nước này hiểu rằng đại lục đang chứng kiến một cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử từ vùng nông thôn ra các trung tâm thành thị. Chính thực tế này đã và đang tạo ra sức ép lớn về nhu cầu sử dụng năng lượng. Và Bắc Kinh quyết định giải quyết nhu cầu này bằng các nguồn năng lượng sạch hơn, và được nội địa hóa cao để nền kinh tế trong tương lai sẽ ít bị ảnh hưởng bởi các biến động về nguồn cung. Và Trung Hoa cũng sẽ không chết vì ô nhiễm.

Chỉ tính riêng năm ngoái, số lượng các công ty sản xuất tấm năng lượng mặt trời tăng nhanh đến mức giá điện từ nguồn năng lượng này giảm từ 59 cent một tiếng xuống còn 16 cent. Không chỉ dừng lại ở đó, tuần trước, Trung Quốc vừa cho chạy thử con tàu điện nhanh nhất thế giới với vận tốc 217 dặm một giờ từ Vũ Hán đến Quảng Châu. Trung Quốc “gần như đã xây dựng xong đường ray cho tàu hỏa cao tốc chạy từ Bắc Kinh đến Thượng Hải, trị giá 23,5 tỉ đô. Tàu hỏa sẽ đi đoạn đường 700 dặm này chỉ trong 5 giờ đồng hồ, so với 12 tiếng như trước đây. Trong khi đó, tàu hỏa Amtrak của Mỹ cần đến 18 tiếng để chạy một quãng đường có chiều dài tương tự từ Niu Y-oóc đến Chi-ca-gô.

Trung Quốc cũng đang tích cực tham gia vào quá trình phát triển năng lượng hạt nhân của thế giới. Theo dự kiến, nước này sẽ xây mới 50 lò phản ứng hạt nhân vào năm 2020. Số lượng các nhà máy hạt nhân của các nước khác trên thế giới cộng lại là 15.

Trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đang tạo ra những công nghệ sản xuất năng lượng sạch rẻ hơn cho đất nước và cả những nước khác. Chính các chuyên gia Trung Quốc cũng nói rằng kết quả sẽ đạt được nhanh hơn nếu Mỹ và Trung Quốc cùng hợp tác. Mỹ là chuyên gia trong các nghiên cứu về năng lượng và đột phá công nghệ - mảng mà Trung Quốc vẫn còn yếu kém. Ngược lại, Trung Quốc là chuyên gia trong việc sản xuất hàng loạt. Cả hai có thể cùng đầu tư và kinh doanh các dịch vụ công nghệ sạch.

Các công ty đang đi tới “những điểm lạm phát chiến lược”– nơi mà các lĩnh vực kinh doanh nền tảng đang thay đổi. Và họ - những nhà lãnh đạo công ty - hoặc là phải đưa ra các quyết định khó khăn trong việc đầu tư vào một vòng quay đang đi xuống và do đó có khả năng được hưởng “trái ngọt” trong tương lai; hoặc là không làm gì hết và chết héo đi. Chân lý đó cũng đúng với các quốc gia.

Nước Mỹ cũng đang đứng trước một “điểm lạm phát” như thế. Hoặc là Mỹ sẽ phải ra quyết định áp giá lên việc thải ca-bon ra môi trường và có những quy định đúng đắn để đảm bảo rằng Mỹ là đối thủ cạnh tranh hoặc là bạn hàng hàng đầu của Trung Quốc trong cuộc Cách mạng công nghệ về năng lượng. Hoặc là cường quốc công nghệ số 1 thế giới sẽ dần dần đánh mất thế thượng phong vào tay Trung Quốc, và cùng với đó, hàng nghìn việc làm và an ninh năng lượng cũng sẽ ra đi.

Câu hỏi đặt ra cho người đứng đầu Nhà Trắng là: Có phải sau khi hoàn thành kế hoạch cải tổ y tế, Tổng thống Ô-ba-ma sẽ gác lại đạo luật về năng lượng đang dở dang (trong khi Quốc hội đã thông qua việc áp giá lên khí thải ca-bon) – để vượt qua nửa nhiệm kỳ còn lại mà không bị các nghị sĩ Đảng Cộng hòa la ó vì tăng thuế? Hay ông sẽ chọn một cách đi khác là cùng với các nghị sĩ của đảng đối lập làm việc về đạo luật tính tiền khí thải carbon và tạo ra một cơ chế thực sự thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch và an ninh năng lượng cho đất nước?

Đây thực sự là một điểm chuyển biến chiến lược. Rõ ràng là, nếu Mỹ quan tâm đến an ninh năng lượng, sức mạnh kinh tế và chất lượng môi trường, thì Mỹ cần phải tỏ ra thực sự quyết liệt trong các quy định tính giá cho mỗi gram chất thải ca-bon - điều đó sẽ thúc đẩy các nỗ lực tạo ra năng lượng sạch.Và Mỹ không thể ngủ quên trước một Trung Quốc đang vô cùng tỉnh táo.

TRÍ KIÊN(TH)