Mùa xuân về khu tái định cư (31/12/2009)

Mấy năm gần đây Kỳ Anh đang từng bước thay da đổi thịt nhờ hàng loạt dự án của nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước. Nhiều dự án lớn đang tiếp sức cho Kỳ Anh từ một huyện nghèo vươn lên trở thành một trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Hà Tĩnh. Người dân Kỳ Anh đang từng ngày, từng giờ hồi hộp đón nhận những điều kỳ diệu xảy ra trên chính quê hương mình, bằng những cung bậc cảm xúc vui sướng, tự hào về sự quan tâm của Đảng và Chính phủ.

** **“…Bao nhiêu là chuyện lạ…” **

Từ thủ phủ Kỳ Anh theo đường QL 1A ngược vào phía nam vài chục ki-lô-mét, chúng tôi tìm về khu tái định cư (TĐC) của xã Kỳ Liên. Đây là một trong chín xã nằm trong diện giải tỏa, di dời TĐC, trả lại mặt bằng cho dự án Phomosa (Đài Loan). Khác với hình ảnh quen thuộc của những làng quê nghèo trước đây, đập vào mắt chúng tôi là một khu đô thị mới khang trang và đẹp. Nhà xây hai tầng nối nhau san sát, cột điện cao áp tăm tắp hai bên đường nhựa láng bóng, những lá quốc kỳ đỏ thắm được cắm trên đỉnh nhiều căn hộ đang tung bay trong nắng sớm, tiếng trẻ nhỏ nô đùa, và đâu đó còn có cả tiếng nhạc vang lên với lời bài hát quen thuộc của người dân Hà Tĩnh: “Bởi chúng mình thương bao nhiêu mảnh đất cằn… Ta nghe trong đó bao nhiêu là chuyện lạ”.

Người đầu tiên chúng tôi gặp là ông Nguyễn Văn Tương, một công nhân Công ty cao su miền Nam đã nghỉ hưu. Mặc dù đang bận bịu cùng tốp thợ xây hoàn thành nốt những công đoạn cuối cùng của ngôi nhà 2 tầng, nhưng tiếp xúc với chúng tôi, ông không giấu nổi niềm vui sướng: Cả đời tôi đi làm công nhân dành dụm lại chỉ đủ nuôi 4 đứa con ăn học, không mơ chi có nhà tầng này nọ. Thế mà như các anh thấy đấy, tôi nhận tiền đền bù được 380 triệu đồng, làm ngôi nhà hơn 80m2 có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, thật đúng như trong mơ… không biết nói gì, chỉ biết cảm ơn Đảng và Chính phủ. Đứa con út của ông, cháu Nguyễn Thị Ngoan 13 tuổi, đang là học sinh lớp 9 khoe với tôi: Thích lắm chú ạ, cứ như là thành phố, mai mốt có trường mới ở đây cháu đi học gần hơn.

Tôi đi qua các gia đình ông Thanh, chị Thắng, ông Sông, chị Kim, Anh Khương… Ai cũng biểu lộ cảm xúc vui mừng khi về khu tái định cư. Vợ chồng ông Sông, bà Du kể lại: Khi đón nhận chủ trương phải dời nhà về nơi ở mới, nói thật là chúng tôi ai cũng lo lắng, phải xa cái tổ ấm từ bao đời nay cha ông con cháu sinh sống, tâm trạng ai cũng day dứt. Nhưng “dừ” thì gia đình nào đã lên đây đều yên tâm, phấn khởi. Nhà mới, điện nước đầy đủ, đường sá đẹp như trong mơ, mừng không nói hết. Ông bà nhà tôi có cô cháu đang đi học xa, dịp này về tết chắc nó ngỡ ngàng lắm. Còn bác Nguyễn Xuân Thành, 70 tuổi, bệnh binh, một CCB 40 năm tuổi Đảng xúc động bày tỏ: Đời tôi có ba niềm hạnh phúc, đó là: được kết nạp vào Đảng, được vinh dự tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn và lần này về khu tái định cư đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam. Còn Chi hội phó CCB Tưởng Đức Mạnh, khi chúng tôi đến thì người anh đang lấm lem vôi vữa, vậy mà giọng anh lại rất hồ hởi: Thật đúng như trong mơ các anh ạ, ai cũng có nhà mái bằng, điện đường, nước máy, sinh hoạt cứ như thành phố, có khi lại “oách” hơn cả người thị trấn. Rồi giọng anh hào sảng: Ngày xưa còn trong quân ngũ, với truyền thống “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, bây giờ đứng trước một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, CCB chi hội tôi thêm một điều tâm niệm: “Việc gì khó có CCB”.

Quả đúng như vậy, hể từ khi có chủ trương di dời TĐC đến nay, CCB ở các xã, thôn xóm ở huyện Kỳ Anh đều là những người đi tiên phong gương mẫu chấp hành, đến giờ phút quan trọng nhất là chuyển nhà về khu TĐC, các CCB cũng là những người có mặt đầu tiên. Tấm gương của các bác CCB đã làm cho bà con nhân dân thêm phấn khởi và tự nguyện di dời nhà cửa về nơi ở mới; từ 9 hộ, rồi vài chục hộ, đến nay đã có hơn 100 hộ. Chúng tôi đi trong khu TĐC của xã Kỳ Liên mà lòng bâng khuâng, xao động. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, nét mặt ai cũng thấy vui mừng, phấn khởi, bởi lên đây họ đang từng bước tiếp cận với cuộc sống của một khu đô thị đang được hình thành.

Kết quả của một số dự án

Trụ sở làm việc của huyện trong những ngày cuối năm thật sôi động. Cán bộ huyện bận rộn, ít có thời gian để tiếp khách. Chủ trương của tỉnh là đến hết ngày 31-12 năm nay, phải cơ bản xong phần áp giá đền bù, để sang đầu năm mới một cuộc di dời hàng loạt diễn ra trên địa bàn 9 xã. Ông Nguyễn Văn Bổng, Phó chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Hội đồng bồi thường, tái định cư GPMB cho biết: Kỳ Anh đang như một công trường, sôi động và náo nhiệt. Đảng bộ và chính quyền huyện, xã đang dồn sức quyết liệt cho công tác GPMB, di dời TĐC. Đảng bộ coi đây là nhiệm vụ quan trọng cấp thiết được ưu tiên hàng đầu. Từ tháng 7- 2008 đến tháng 12-2009 trên địa bàn huyện Kỳ Anh có 87 dự án đã và đang triển khai với tổng diện tích đất thu hồi trên 2.658 ha, 13.308 lượt hộ gia đình, tổ chức và cá nhân bị ảnh hưởng. Số tiền bồi thường hỗ trợ dự kiến gần 2.000 tỷ đồng (đến ngày 31-11-2009 đã chi trả 865 triệu đồng).

Riêng dự án liên hợp gang thép và cảng biển nước sâu Sơn Dương giai đoạn I đã thu hồi 1.600 ha trên địa bàn 5 xã với 3.449 hộ bị ảnh hưởng, số tiền bồi thường hỗ trợ 540 tỷ đồng, đã bàn giao xong cho tập đoàn Phomosa vào tháng 2-2009. Giai đoạn II: GPMB của 1.900 hộ dân ở 4 xã, đến ngày 10-12 đã kiểm kê áp giá đền bù đạt từ 49 - 95% công việc. Các dự án khác đã GPMB xong, bàn giao cho các DN đầu tư 14 dự án, diện tích thu hồi 52,91 ha. Đã hoàn thiện 3 khu TĐC cho các xã Kỳ Hoa, Kỳ Tân, Kỳ Sơn. Các khu TĐC đã hoàn thành 70 - 80%, trong đó khu TĐC Kỳ Liên cơ bản hoàn thành, có 148 hộ đã được cấp đất.

**Động viên kịp thời **

Một trong những công việc quan trọng sau di dời TĐC là tạo công ăn việc làm. Trong thời gian qua huyện đã đào tạo và giải quyết việc làm cho hơn 1.200 lao động, trong đó có 169 lao động đã có việc làm ổn định trong các DN ở huyện Kỳ Anh. Nhiều cơ sở dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực đang được triển khai kịp thời. Huyện đã kêu gọi được 3 dự án đào tạo nghề của các nước Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc cho các khu TĐC, tạo điều kiện cho con em các gia đình đi học nghề, chi phí do tập đoàn Phomosa cung cấp. Đi đôi với tạo công ăn việc làm, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành một số chính sách để khuyến khích các hộ dân trong viêc di dời TĐC, được bà con nhân dân đồng tình ủng hộ. Đó là khuyến khích người dân nam trên 60 tuổi và nữ trên 50 tuổi không có chế độ gì thì được hỗ trợ 18 kg gạo/người. Những gia đình tiên phong đi đầu TĐC trước thời gian quy định 7 ngày được xã thưởng 5 triệu đồng và huyện thưởng 5 triệu đồng. Số hộ có mức đền bù cả đất và nhà dưới 100 triệu đồng sẽ được huyện hỗ trợ thêm. Những người làm nghề đánh bắt hải sản, thuyền của ngư dân sẽ được hỗ trợ tối đa 70% so với giá bán. Để tổ chức đón mừng xuân mới trên vùng TĐC, UBND huyện Kỳ Anh và tập đoàn Phomosa đã có kế hoạch tặng cho mỗi gia đình một chiếc ti vi màu, tổ chức giao lưu văn nghệ ngay trên khu TĐC, đồng thời rà soát một số hộ gia đình chính sách để có biện pháp giúp đỡ hỗ trợ trong dịp tết.

Mùa xuân Canh Dần đang đến gần, bà con nhân dân về khu TĐC đang khẩn trương hoàn thành nhà cửa, nơi ở mới của mình để đón tết. Trong cái rét ngọt của một ngày cuối năm, tôi cảm nhận những tình cảm nồng ấm và chan chứa tình người nơi vùng TĐC của xã Kỳ Liên. Có thể nói phố đang vẫy gọi làng, một khu đô thị mới đang hình thành góp phần làm đẹp thêm cho huyện Kỳ Anh trên con đường tiến đến một thành phố công nghiệp hiện đại trong tương lai không xa.

Bài và ảnh: LÊ ANH THI

** **“…Bao nhiêu là chuyện lạ…” **

Từ thủ phủ Kỳ Anh theo đường QL 1A ngược vào phía nam vài chục ki-lô-mét, chúng tôi tìm về khu tái định cư (TĐC) của xã Kỳ Liên. Đây là một trong chín xã nằm trong diện giải tỏa, di dời TĐC, trả lại mặt bằng cho dự án Phomosa (Đài Loan). Khác với hình ảnh quen thuộc của những làng quê nghèo trước đây, đập vào mắt chúng tôi là một khu đô thị mới khang trang và đẹp. Nhà xây hai tầng nối nhau san sát, cột điện cao áp tăm tắp hai bên đường nhựa láng bóng, những lá quốc kỳ đỏ thắm được cắm trên đỉnh nhiều căn hộ đang tung bay trong nắng sớm, tiếng trẻ nhỏ nô đùa, và đâu đó còn có cả tiếng nhạc vang lên với lời bài hát quen thuộc của người dân Hà Tĩnh: “Bởi chúng mình thương bao nhiêu mảnh đất cằn… Ta nghe trong đó bao nhiêu là chuyện lạ”.

Người đầu tiên chúng tôi gặp là ông Nguyễn Văn Tương, một công nhân Công ty cao su miền Nam đã nghỉ hưu. Mặc dù đang bận bịu cùng tốp thợ xây hoàn thành nốt những công đoạn cuối cùng của ngôi nhà 2 tầng, nhưng tiếp xúc với chúng tôi, ông không giấu nổi niềm vui sướng: Cả đời tôi đi làm công nhân dành dụm lại chỉ đủ nuôi 4 đứa con ăn học, không mơ chi có nhà tầng này nọ. Thế mà như các anh thấy đấy, tôi nhận tiền đền bù được 380 triệu đồng, làm ngôi nhà hơn 80m2 có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, thật đúng như trong mơ… không biết nói gì, chỉ biết cảm ơn Đảng và Chính phủ. Đứa con út của ông, cháu Nguyễn Thị Ngoan 13 tuổi, đang là học sinh lớp 9 khoe với tôi: Thích lắm chú ạ, cứ như là thành phố, mai mốt có trường mới ở đây cháu đi học gần hơn.

Tôi đi qua các gia đình ông Thanh, chị Thắng, ông Sông, chị Kim, Anh Khương… Ai cũng biểu lộ cảm xúc vui mừng khi về khu tái định cư. Vợ chồng ông Sông, bà Du kể lại: Khi đón nhận chủ trương phải dời nhà về nơi ở mới, nói thật là chúng tôi ai cũng lo lắng, phải xa cái tổ ấm từ bao đời nay cha ông con cháu sinh sống, tâm trạng ai cũng day dứt. Nhưng “dừ” thì gia đình nào đã lên đây đều yên tâm, phấn khởi. Nhà mới, điện nước đầy đủ, đường sá đẹp như trong mơ, mừng không nói hết. Ông bà nhà tôi có cô cháu đang đi học xa, dịp này về tết chắc nó ngỡ ngàng lắm. Còn bác Nguyễn Xuân Thành, 70 tuổi, bệnh binh, một CCB 40 năm tuổi Đảng xúc động bày tỏ: Đời tôi có ba niềm hạnh phúc, đó là: được kết nạp vào Đảng, được vinh dự tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn và lần này về khu tái định cư đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam. Còn Chi hội phó CCB Tưởng Đức Mạnh, khi chúng tôi đến thì người anh đang lấm lem vôi vữa, vậy mà giọng anh lại rất hồ hởi: Thật đúng như trong mơ các anh ạ, ai cũng có nhà mái bằng, điện đường, nước máy, sinh hoạt cứ như thành phố, có khi lại “oách” hơn cả người thị trấn. Rồi giọng anh hào sảng: Ngày xưa còn trong quân ngũ, với truyền thống “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, bây giờ đứng trước một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, CCB chi hội tôi thêm một điều tâm niệm: “Việc gì khó có CCB”.

Quả đúng như vậy, hể từ khi có chủ trương di dời TĐC đến nay, CCB ở các xã, thôn xóm ở huyện Kỳ Anh đều là những người đi tiên phong gương mẫu chấp hành, đến giờ phút quan trọng nhất là chuyển nhà về khu TĐC, các CCB cũng là những người có mặt đầu tiên. Tấm gương của các bác CCB đã làm cho bà con nhân dân thêm phấn khởi và tự nguyện di dời nhà cửa về nơi ở mới; từ 9 hộ, rồi vài chục hộ, đến nay đã có hơn 100 hộ. Chúng tôi đi trong khu TĐC của xã Kỳ Liên mà lòng bâng khuâng, xao động. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, nét mặt ai cũng thấy vui mừng, phấn khởi, bởi lên đây họ đang từng bước tiếp cận với cuộc sống của một khu đô thị đang được hình thành.

Kết quả của một số dự án

Trụ sở làm việc của huyện trong những ngày cuối năm thật sôi động. Cán bộ huyện bận rộn, ít có thời gian để tiếp khách. Chủ trương của tỉnh là đến hết ngày 31-12 năm nay, phải cơ bản xong phần áp giá đền bù, để sang đầu năm mới một cuộc di dời hàng loạt diễn ra trên địa bàn 9 xã. Ông Nguyễn Văn Bổng, Phó chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Hội đồng bồi thường, tái định cư GPMB cho biết: Kỳ Anh đang như một công trường, sôi động và náo nhiệt. Đảng bộ và chính quyền huyện, xã đang dồn sức quyết liệt cho công tác GPMB, di dời TĐC. Đảng bộ coi đây là nhiệm vụ quan trọng cấp thiết được ưu tiên hàng đầu. Từ tháng 7- 2008 đến tháng 12-2009 trên địa bàn huyện Kỳ Anh có 87 dự án đã và đang triển khai với tổng diện tích đất thu hồi trên 2.658 ha, 13.308 lượt hộ gia đình, tổ chức và cá nhân bị ảnh hưởng. Số tiền bồi thường hỗ trợ dự kiến gần 2.000 tỷ đồng (đến ngày 31-11-2009 đã chi trả 865 triệu đồng).

Riêng dự án liên hợp gang thép và cảng biển nước sâu Sơn Dương giai đoạn I đã thu hồi 1.600 ha trên địa bàn 5 xã với 3.449 hộ bị ảnh hưởng, số tiền bồi thường hỗ trợ 540 tỷ đồng, đã bàn giao xong cho tập đoàn Phomosa vào tháng 2-2009. Giai đoạn II: GPMB của 1.900 hộ dân ở 4 xã, đến ngày 10-12 đã kiểm kê áp giá đền bù đạt từ 49 - 95% công việc. Các dự án khác đã GPMB xong, bàn giao cho các DN đầu tư 14 dự án, diện tích thu hồi 52,91 ha. Đã hoàn thiện 3 khu TĐC cho các xã Kỳ Hoa, Kỳ Tân, Kỳ Sơn. Các khu TĐC đã hoàn thành 70 - 80%, trong đó khu TĐC Kỳ Liên cơ bản hoàn thành, có 148 hộ đã được cấp đất.

**Động viên kịp thời **

Một trong những công việc quan trọng sau di dời TĐC là tạo công ăn việc làm. Trong thời gian qua huyện đã đào tạo và giải quyết việc làm cho hơn 1.200 lao động, trong đó có 169 lao động đã có việc làm ổn định trong các DN ở huyện Kỳ Anh. Nhiều cơ sở dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực đang được triển khai kịp thời. Huyện đã kêu gọi được 3 dự án đào tạo nghề của các nước Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc cho các khu TĐC, tạo điều kiện cho con em các gia đình đi học nghề, chi phí do tập đoàn Phomosa cung cấp. Đi đôi với tạo công ăn việc làm, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành một số chính sách để khuyến khích các hộ dân trong viêc di dời TĐC, được bà con nhân dân đồng tình ủng hộ. Đó là khuyến khích người dân nam trên 60 tuổi và nữ trên 50 tuổi không có chế độ gì thì được hỗ trợ 18 kg gạo/người. Những gia đình tiên phong đi đầu TĐC trước thời gian quy định 7 ngày được xã thưởng 5 triệu đồng và huyện thưởng 5 triệu đồng. Số hộ có mức đền bù cả đất và nhà dưới 100 triệu đồng sẽ được huyện hỗ trợ thêm. Những người làm nghề đánh bắt hải sản, thuyền của ngư dân sẽ được hỗ trợ tối đa 70% so với giá bán. Để tổ chức đón mừng xuân mới trên vùng TĐC, UBND huyện Kỳ Anh và tập đoàn Phomosa đã có kế hoạch tặng cho mỗi gia đình một chiếc ti vi màu, tổ chức giao lưu văn nghệ ngay trên khu TĐC, đồng thời rà soát một số hộ gia đình chính sách để có biện pháp giúp đỡ hỗ trợ trong dịp tết.

Mùa xuân Canh Dần đang đến gần, bà con nhân dân về khu TĐC đang khẩn trương hoàn thành nhà cửa, nơi ở mới của mình để đón tết. Trong cái rét ngọt của một ngày cuối năm, tôi cảm nhận những tình cảm nồng ấm và chan chứa tình người nơi vùng TĐC của xã Kỳ Liên. Có thể nói phố đang vẫy gọi làng, một khu đô thị mới đang hình thành góp phần làm đẹp thêm cho huyện Kỳ Anh trên con đường tiến đến một thành phố công nghiệp hiện đại trong tương lai không xa.

Bài và ảnh: LÊ ANH THI