Một xã có nhiều doanh nhân (23/12/2010)

Phát huy thế mạnh này, Hội CCB xã đã vận động gia đình hội viên vừa chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trọt, chăn nuôi, đồng thời chuyển đổi phát triển mạnh ngành nghề dịch vụ làm đá.

Hàng chục CCB đã phát huy nghề đá truyền thống của cha ông, trước đây sản xuất thủ công, nhỏ lẻ các loại vật dụng máng lợn, cối giã, nay áp dụng cơ khí kỹ thuật để sản xuất đá lát xây dựng và chế tác đá mỹ nghệ. Nhiều CCB đã tập hợp đồng đội thành các công ty TNHH như Doanh nghiệp Thạch Sơn của thương binh Nguyễn Tiến Hải, DN Toàn Trường của Nguyễn Văn Toàn, DN Tiến Thành của CCB Nguyễn Tiến Thang... Đến nay Hội CCB trong xã đã có 8 doanh nghiệp do CCB làm chủ, 2 xưởng cơ khí đóng tàu và trang trại; gia đình CCB trong xã đã có 38 tàu sắt vận chuyển pha sông, 30 ô tô các loại để vận chuyển vật liệu, 4 cần cẩu múc. Nhiều CCB đã trở thành các tỷ phú như CCB Nguyễn Văn Úc, thành lập DN Vĩnh Hưng có 4 tàu khai thác cát sỏi, 1 xưởng đóng tàu và kinh doanh 1 cây xăng, vẫn kết hợp trồng trọt và chăn nuôi tạo việc làm cho gần 30 lao động. Đặc biệt các công ty sản xuất đá của CCB đã liên kết thành lập Hiệp hội đá xây dựng, mỹ nghệ Hải Lưu do thương binh Nguyễn Văn Toàn làm chủ tịch tạo việc làm cho 200 lao động. Nhiều hội viên sản xuất trang trại, chăn nuôi trồng trọt giỏi như hội viên Nguyễn Ngọc Ứng, trồng rừng 2 ha kết hợp chăn nuôi và tổ hợp mộc thu lãi 70-80 triệu đồng/năm.

Do có nhiều CCB thành đạt, nên quỹ hội có tới 137 triệu đồng để hoạt động tình nghĩa và cho hội viên vay vốn lãi suất không đáng kể để phát triển kinh tế gia đình. Hải Lựu là điểm sáng về tập thể Hội CCB làm kinh tế giỏi thời kỳ hội nhập.

Phùng Thân