Một vợ liệt sĩ giàu lòng nhân ái
Bà về quê Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu nhờ ông cậu chuyển giao nghề làm tượng. Nhờ sáng ý, ông cậu chuyển giao một bà sáng tạo ra hai ba. Sau khi được ông chuyển giao nghề bà về thành phố Vinh tổ chức con cháu làm tượng. Ban đầu chưa có khách hàng bà cho nhân viên đến chào hàng ở các cơ quan, cửa hiệu, tượng phật đến liên hệ với các đền chùa bán cho khách đến tham quan, du lịch. Chỉ trong một thời gian ngắn tượng của bà bán rất chạy. Đặc biệt là tượng trang trí. Có lúc tượng 8-3 cô trò dắt tay nhau đi học làm không kịp để bán. Từ đó bà không đi chào hàng nữa mà khách hàng đến tận nơi để mua. Bà tuyển thêm công nhân làm việc. Công nhân của bà đa số là con em gia đình chính sách chưa có việc làm, người tàn tật neo đơn không nơi nương tựa.
Năm 1993 bà thành lập HTX thủ công nghiệp Quyết Thắng. Công nhân trong HTX nhiều người được bà cưu mang thoát cảnh đói nghèo. Chị Lê Thị Hoa hai vợ chồng bị tàn tật bà nhận vào làm việc, hỗ trợ tiền làm nhà. Bà giao cho những người có tay nghề khá kèm cặp, phân cho việc phù hợp nên thu nhập hai vợ chồng cũng khá. Từ đó đời sống được nâng lên. Cháu Thái Bá Sơn bị bệnh đao bà chỉ giao cho việc sắp xếp tượng nên thu nhập không đến nỗi nào. Anh Đặng Thế Bình bị tai nạn giao thông không có việc làm cuộc sống, gia đình túng bấn bà nhận vào vừa làm, vừa điều trị. Một số cháu nghiện ma túy bà mạnh dạn nhận vào vừa cho lao động vừa cai nghiện.
Các vị Giám đốc khác họ chú trọng lợi nhuận, doanh thu, còn bà Đinh Thị Hà lợi nhuận rất quan trọng, nhưng làm việc thiện, giúp cộng đồng bà vô cùng quan tâm. Có lúc bà xem làm việc có ích giúp người khác quan trọng không khác gì lợi nhuận. Chính vì thế bà nhận công nhân người tàn tật, gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn vào làm việc tại HTX một các vô tư. Có nhiều người công nhân tàn tật gắn bó với bà từ ngày thành lập cho đến nay. Họ xem bà như người thân, người ruột thịt trong gia đình. Họ làm việc tại HTX ngoài mưu sinh của cuộc sống còn là lương tâm trách nhiệm với người đã có công cưu mang, giúp đỡ mình. Chính vì thế ai cũng cũng lao động hăng say, tinh thần trách nhiệm cao. Đấy cũng là nguyên nhân sản phẩm của HTX luôn đảm chất lượng, được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, doanh thu tăng, thu nhập người lao động mỗi tháng 5-6 triệu đồng.
Chúng tôi đến thăm HTX thủ công nghiệp bà Đinh Thị Hà thấy anh chị em công nhân ai cũng làm việc khẩn trương, hăng hái, thoải mái. Bà năm nay đã tuổi thất thập nhưng nhanh nhẹn hoạt bát, trẻ hơn so với tuổi. Có người trong đoàn cứ tưởng bà mới ngoài sáu mươi. Một người trong đoàn trước đây làm ở Hội chữ thập đỏ thành phố Vinh nói với tôi: “ Bà Hà một con người năng động, trên cho về nghỉ hưu bắt tay vào kinh doanh ngay”. Trong lúc làm việc tôi hỏi bà các doanh nghiệp tuyển công nhân toàn người khỏe mạnh, còn bà lại tuyển người tàn tật, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách có ảnh hưởng đến doanh thu không? Bà Hà nói với tôi rất thoải mái: “ Làm kinh doanh ai cũng quan tâm đến doanh thu. Nhưng tôi chồng hy sinh lúc hai con còn nhỏ. Nên gia đình chồng chất khó khăn, do vậy tôi thấu hiểu thiếu thốn, mất mát của gia đình chính sách. Còn người tàn tật, cô đơn, họ rất cần những người như mình, mình giúp họ, thì họ giúp mình lao động miệt miệt mài hăng say. Nên doanh thu của HTX chẳng ảnh hưởng là bao, tôi được cái lớn nhất anh chị em ai cũng thương yêu. Cái tình cảm đó thật vô giá không gì mua nổi. Trong sản xuất kinh doanh nhiều lúc vô cùng khó khăn, họ đã cùng tôi chung vai, tiếp sức để vượt qua. Để hôm nay HTX vẫn đứng vững thật không có gì vui bằng.
Bài và ảnh: Hải Hưng- Nguyễn Thị Tuyến