Một đại gia “thất hứa nơi cửa phật” (11/11/2010)
***Hành trình của chuông “Thăng Long Hoàng Thành”…
***Chào đón 1000 năm Thăng long – Hà Nội, ngày 28/01/2010, UBND huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã tổ chức lễ khởi công công trình tu bổ tôn tạo đình thờ Đô Hồ Đại Vương Pham Tu(đình thờ Phạm Tu) tại xã Thanh Liệt. Ngày lễ khởi công đã nhận được sự phát tâm công đức để tu bổ tôn tạo đình của nhiều tập thể cá nhân. Trong đó có ông Hoàng Trọng Tùng (nguyên quán Vũ Thư – Thái Bình) hiện công tác tại một công ty thuộc tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam nhận công đức quả chuông trị giá bằng tiền là 2 tỷ đồng. Ông Tùng đã được ban tổ chức cấp giấy chứng nhận công đức quả chuông cho đình thờ Phạm Tu trước sự chứng kiến của đông đảo nhân dân và các cấp chính quyền.
Sau lễ khởi công đình thờ Phạm Tu, ông Tùng có chuyển 7 tấn đồng và 1,5 tấn thiếc về UBND xã Thanh Liệt để chuẩn bị đúc chuông. Ngoài số đồng và thiếc do ông Tùng cung tiến để đúc quả chuông, nguồn kinh phí tổ chức đúc chuông cũng do ông Hoàng Trọng Tùng nhận bỏ ra chi phí. ![](/Pictures/Anh nam2010/anhthang11/1den15/vhtt/111110chuong4.JPG) Lễ khởi công đúc chuông tại sân thể thao xã Thanh Liệt Ngày 06-5-2010, UBND xã Thanh Liệt có công văn số 20/UB-VH báo cáo việc đúc chuông công đức gửi UBND huyện Thanh Trì. Giữa các bên họp bàn, UBND xã Thanh Liệt được giao việc chuẩn bị bài văn khắc trên chuông về lịch sử địa phương, Kinh bát Nhã, bài chú Đại Bi, bảo đảm an ninh…
Theo sư thầy Thích Minh Ngọc, chùa Quang Ân ngoài số tiền ông Tùng nhận công đức đúc quả chuông trị giá 2 tỷ đồng thì nhiều dân người còn đến công đức tiền, vàng để đúc chuông. Số người tham gia công đức lên tới 627 người. Ngoài ra còn có vài chục người dân cung tiến vàng nén (có người một vài chỉ, có người cung tiến hàng cây vàng) để nấu cùng với 7 tấn đồng và 1,5 tấn thiếc của ông Tùng. ![](/Pictures/Anh nam2010/anhthang11/1den15/vhtt/111110chuong3.JPG) Sư thầy Thích Minh Trí cho vàng vào nấu cùng với đồng và thiếc
Ngày 27/5/2010 (tức ngày 14/4 Canh Dần) Đại Đức Thích Minh Trí- trụ trì chùa Quang Ân đã phối hợp chính quyền địa phương, ông Hoàng Trọng Tùng và đông đảo nhân dân tổ chức Lễ rót đồng đúc chuông trước sự chứng kiến và phát tâm công đức của nhân dân xã Thanh Liệt và đông đảo khách thập phương và phật tử chùa Quang Ân. Trước khi buổi lễ đúc chuông diễn ra Đài truyền thanh xã đã có thông báo về việc đúc chuông, nhiều người dân và tăng ni phật tử biết việc đúc chuông đã tới dự và cùng phát tâm công đức góp tiền, vàng để đúc quả chuông lớn chưa từng có ở Thanh Liệt.
Sư thầy Thích Minh Ngọc cho biết: Chuông “Thăng Long Hoàng Thành” đúc thành công nặng 7650kg được đánh giá là chuông đồng thành công nhất hiện nay. Tiếng chuông trong, thanh cao và có độ ngân hơn 3 phút (độ ngân của chuông hiện nay ngân hơn 2 phút). Ý nghĩa tinh thần của việc đúc thành công chuông “Thăng Long Hoàng Thành” là vô cùng to lớn đối với nhân dân xã Thanh Liệt và nhân dân cả nước để dâng lên đức Đô Hồ Đại Vương Phạm Tu đúng vào dịp 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
***Chuông không được đặt đúng vị trí?
***Tuy nhiên, chuyện buồn đã xảy ra. Sau khi đúc chuông xong ông Hoàng Trọng Tùng lại coi quả chuông đó là của riêng ông. Ông đem chuông về Ý Yên - Nam Định chỉnh sửa và cho khắc tên ông và gia đình vào chuông mà không hề nhắc tới người dân xã Thanh Liệt và tăng ni phật tử đã công đức tiền và vàng trong buổi lễ đúc chuông?!. Việc làm của ông Tùng đã gây bức xúc cho nhân dân xã Thanh Liệt và hàng nghìn những tấm lòng thành tâm đã đóng góp công sức, tiền, vàng nén mong có được bảo khí chuông “Thăng Long Hoàng Thành”. ![](/Pictures/Anh nam2010/anhthang11/1den15/vhtt/111110chuong2.JPG) Sau khi chuông đúc xong ông Tùng mang chuông về Ý Yên cho khắc tên gia đình
Theo nguồn tin của PV thì ông Tùng cho rằng do địa phương chưa có tháp treo chuông nên ông mang đi “công đức” ở nơi khác. Mặt khác ông Tùng cho rằng quả chuông đó là của cá nhân ông và ông có quyền chuyển đi “công đức” bất cứ đâu. Ông đưa ra lý do là xã Thanh Liệt không chuyển kịp cho ông bài văn khắc trên chuông về lịch sử địa phương, Kinh bát Nhã, bài chú Đại Bi nên ông chỉ khắc tên gia đình ông trên chuông. Tuy nhiên, với lý do trên người dân Thanh Liệt và cả chính quyền xã đã có những cuộc họp khẳng định khi chưa xây kịp được tháp treo chuông, chuông đúc xong sẽ đưa về Tam Quan Bảo ở Chùa Quang Ân treo để kịp rung chuông vào ngày 10-10. Khi nào hoàn thiện cả một quần thể di tích: Đình Phạm Tu, Chùa Quang Ân, Đền... lúc đó chuông sẽ được đặt đúng vị trí ban đầu. Bên cạnh đó, việc duyệt nội dung khắc trên 3 mặt quả chuông về lịch sử xã Thanh Liệt, Kinh bát Nhã, bài chú Đại Bi cũng phải có thời gian và cấp thẩm quyền duyệt…chứ không thể ông Tùng đề nghị mà chuyển ngay nội dung được, một cán bộ UBND xã Thanh Liệt cho hay.
Ngày 10/10/2010, Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Nhân dân xã Thanh Liệt và nhiều phật tử chưa được nghe tiếng chuông ngân vang từ Đình thờ Đô Hồ Đại Vương Phạm Tu. ![](/Pictures/Anh nam2010/anhthang11/1den15/vhtt/111110chuong1.JPG) ***Chuông Thăng Long Hoàng Thành được treo tại *** đền thờ Kim Ngưu Đế Quân- phủ Tây Hồ chứ không phải ở đình thờ Phạm Tu Phản ánh sự việc qua bài này, theo chúng tôi, việc ông Tùng công đức quả chuông trị giá 2 tỷ đồng cho đình thờ Phạm Tu, nếu không có tiền, vàng của nhân dân và phật tử đóng góp thêm để đúc chuông thì ông vẫn thực hiện được. Tuy nhiên, rất nhiều người dân và tăng ni phật tử cả nước cùng tham gia góp tiền, vàng để đúc quả chuông thì ông Tùng không thể nhận đó là quả chuông của riêng ông. Cho dù trong sự việc này, công lớn phần nhiều thuộc về ông Tùng nhưng ông lại quên đi những người dân cùng tham gia đóng góp với ông trong buổi lễ đúc chuông là không không thể chấp nhận được. Hơn nữa, ông đã hứa công đức cho đình thờ Phạm Tu thì ông nên thực hiện chứ ai lại thất hứa “nơi của phật” như thế để gây bất bình cho dư luận và nhân dân! QUANG HƯNG-THÀNHNAM