Mắc ca - Không phải “cây xóa đói giảm nghèo”
Cây mắc ca trồng thử nghiệm ở tỉnh Lâm Đồng.
Tuy nhiên, ngày 11-3-2018 trong chuyến thăm Úc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vẫn phải đề nghị phía bạn tiếp tục giúp Việt Nam thử nghiệm trồng cây mắc ca. Điều đó cho thấy trồng cây mắc ca hiệu quả là hoàn toàn không đơn giản và cũng không phải là “cây tỷ phú” như lời đồn đại.
Đúng. Mắc ca là loại cây công nghiệp, có giá trị kinh tế cao, chịu lạnh, chịu nóng tốt, nhưng không thích hợp trồng ở đất kiềm, đất phèn mặn, đất đá vôi, đất bị ngập úng quanh năm; tán cây to, thân cao tới gần 20m, rễ chùm nên rất dễ gãy đổ khi gặp gió lớn. Nhất là thời điểm ra hoa, chỉ những vùng có nhiệt độ từ 18-21 độ C, cây mới có khả năng bung phấn, đậu quả...
Sau một thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, các nhà khoa học nước ta còn chỉ ra một số đặc tính riêng nữa của mắc ca, ví dụ như, mắc ca “thụ phấn chéo”, nên phải trồng 3-4 giống trong một vườn, mà giống nào trồng với giống nào, khoảng cách bao nhiêu là phải theo “sách dạy” chứ không phải trồng theo cảm tính như các loại cây khác được. Nghĩa là còn phụ thuộc vào độ dốc, vận tốc gió... để phân bổ cây cho phù hợp. Thu hoạch quả mắc ca phải bóc vỏ, sấy khô ngay trong ngày mới giữ được chất lượng.
Từ phân tích trên cho thấy cây mắc ca khó có thể trồng đại trà ở nước ta, nhất là tập tục canh tác của đồng bào vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số lại càng chưa phù hợp.
Các chuyên gia khuyến cáo chỉ trồng mắc ca ở những vùng đã khảo nghiệm thành công và trồng theo quy mô lớn, có cơ sở chế biến và đảm bảo được đầu ra.
Như thế có thể thấy cây mắc ca không phải là “cây xóa đói giảm nghèo” cho đồng bào vùng sâu, vùng xa.
PGS.TS Nguyễn Đông Thức