Kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền
Nếu như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, vấn đề kinh tế biển, Đảng ta mới định hướng chung: “Phát triển mạnh các ngành kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo...”, thì Nghị quết Đại hội XIII của Đảng đã có bước phát triển về nhận thức cao hơn “Kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyển biển, đảo”.
Nghị quyết Đại hội XIII Đảng ta đề ra “định lượng”; “định tính” chỉ tiêu, nhiệm vụ cho phát triển kinh tế biển: “Tập trung đầu tư khai thác tiềm năng, thế mạnh của các cảng hàng không, cảng biển, phát triển dịch vụ du lịch, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản…”. Với hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế biển, Đảng ta chỉ rõ: “Công trình điện lưới quốc gia nối với các đảo lớn, các cảng biển, trung tâm nghề cá phục vụ đánh bắt xa bờ, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân và hải đảo được cải thiện… (Đại hội XII Đảng ta mới yêu câu ở mức “khuyến khích”; “tăng cường” nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc khai thác hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên biển.
Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội XIII khẳng định: “Kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia”.
Đặng Nguyên Khu