Hội Nông dân Việt Nam: Chỗ dựa tin cậy của người nông dân
Nắm bắt được tình hình đó, Hội Nông dân Việt Nam đã cố gắng huy động mọi nguồn lực nhằm tháo gỡ khó khăn cho bà con. Các cấp Hội đã phối hợp với Ngân hàng CSXH thực hiện ủy thác cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay hàng nghìn tỷ đồng; chỉ tính đến hết tháng 6-2015, Hội Nông dân Việt Nam đang quản lý 64.159 tổ tiết kiệm và vay vốn với trên 2 triệu thành viên, dư nợ là gần 50 nghìn tỷ đồng mà số nợ quá hạn chỉ tiếm chưa tới 0,5%. Thực hiện thỏa thuận với Ngân hàng NNPTNT, tạo điều kiện cho 80 tổ vay vốn, gồm gần 40.000 hộ vay với số tiền hơn 1 nghìn tỷ đồng. Tính đến đầu năm nay đã có 24.371 tổ vay vốn, với 610.118 thành viên tham gia, dư nợ là 21.802 tỷ đồng giúp cho nông dân có vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Hội đã có nhiều tác động tích cực để Chính phủ ban hành các nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó đã bổ sung mở rộng đối tượng được vay vốn, nâng mức cho vay và thời hạn vay vốn, không phải có tài sản đảm bảo; hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu tại vùng ĐBSCL; hỗ trợ tối đa 2 triệu đồng/ha về giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm và một số chính sách tiếp tục tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản như: mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo; mở thị trường mới, xuất khẩu vải thiều, thanh long sang Hoa Kỳ, Nhật Bản… đã giúp cho nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Bên cạnh đó, Hội cũng đã tổ chức các phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Cùng với sự đoàn kết, nỗ lực của các cấp Hội, cán bộ, hội viên cả nước hăng hái thi đua vượt qua khó khăn, phấn đấu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Hầu hết các chỉ tiêu công tác Hội và phong trào nông dân đều đạt và vượt so với cùng kỳ năm trước. Ba phong trào thi đua lớn của Hội tiếp tục phát triển, trọng tâm là Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại, gia trại, tổ hợp tác liên kết nhau trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao được nhân rộng. Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới tiếp tục khẳng định vai trò chủ thể của nông dân.
Nhận thức đúng đắn vai trò của công tác tư tưởng, Hội đã tăng cường và đổi mới việc tuyên truyền, vận động nông dân trong tình hình mới. Các cấp Hội tổ chức tốt việc tuyên truyền, vận động được 9,2 triệu lượt hội viên, nông dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trọng tâm là các chủ trương, chính sách liên quan tới nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc… gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…
Cùng với thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, các cấp Hội đã vận động hội viên, nông dân đóng góp ủng hộ Quỹ “Ngày vì người nghèo” và tương trợ, giúp đỡ trên 60.000 lượt hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn về giống, vốn, công lao động và nhiều vật tư nông nghiệp khác trị giá hàng chục tỷ đồng. Các cấp Hội đã trích hàng chục tỷ đồng, đồng thời vận động các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn ủng hộ hàng trăm tỷ đồng để hỗ trợ các đối tượng gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, Bà mẹ VNAH và hội viên nông dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Với những nỗ lực không biết mệt mỏi, Hội Nông dân Việt Nam đã được Đảng và Chính phủ tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Đây cũng chính là phần thưởng xứng đáng ghi nhận những đóng góp của Hội Nông dân Việt Nam trong suốt thời gian qua.
Bài và ảnh: Hoàng Linh, Minh Quang