Hiểu về an ninh mạng thế nào cho đúng?

Có đúng thế không? Hình như chúng ta chưa hiểu kỹ bộ luật này nên nhiều ý kiến nói rất sai như cố tình bịa đặt.

Ví dụ, có ý kiến cho “Luật An ninh mạng sẽ cấm Facebook, Google,... ở Việt Nam để dùng mạng riêng giống Trung Quốc”. Hoàn toàn không đúng. Việt Nam chỉ yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ tại Việt Nam đối với dữ liệu quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam.

Còn bảo Luật an ninh mạng Việt Nam yêu cầu “Cung cấp toàn bộ thông tin người dùng cho Nhà nước, kể cả tin nhắn cá nhân, riêng tư....” là bịa đặt. Xin trích nguyên văn trong Luật An ninh mạng Việt Nam, yêu cầu: “Cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản (NV nhấn mạnh) để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng”. Có nghĩa là khi cần cung cấp thông tin thì người đó phải là người phạm pháp, và phải có văn bản của Bộ Công an. Bạn không làm gì sai, không ai lấy thông tin của bạn!

Lại có người “cầm đèn chạy trước ô tô” cho rằng các công ty sẽ không cung cấp thông tin cho Việt Nam vì luật rừng này”. Sai bét, Facebook hàng năm vẫn cung cấp thông tin đều đặn theo yêu cầu của Chính phủ. Bạn có thể search “Báo cáo 2017 transparency của Facebook” hoặc xem tại đây :
https://transparency.facebook.com/government.../country/VN.

Còn nói, chỉ có Việt Nam và Trung Quốc mới yêu cầu phải đặt máy chủ lưu trữ dữ liệu người dùng trong nước, lại càng sai. Xin thưa, đến nay (6-2018) có tới hơn 18 quốc gia thành viên của WTO, như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Đức, Pháp, Ấn Độ... quy định bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ quốc gia.

Nhân đây cũng xin nói thêm rằng, Luật An ninh mạng ở nhiều quốc gia gắt gao hơn Việt Nam. Ví dụ, Đức ra chỉ thị cho Facebook, nếu để người dân kích động bạo lực, xuyên tạc chống phá chính quyền sẽ bị phạt từ người viết đến “ông chủ” facebook. Còn Đạo luật quản lý An ninh mạng của New Zealand được thông qua giữa năm ngoái, nhưng chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2018, yêu cầu sau 2 tháng kể từ ngày Luật có hiệu lực, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải có công cụ ngăn chặn phát ngôn kích động thù hận…

Thay cho lời kết: Dùng Facebook nếu các anh, chị không vi phạm những điều sau đây: Bịa đặt, nói xấu và bôi nhọ danh dự không có chứng cứ cá nhân hoặc tổ chức; không kích động bạo lực; không bịa đặt thông tin; không tuyên tuyền kêu gọi gây rối trật tự công cộng và an ninh quốc gia, thì hãy cứ dùng thoải mái, không ai cấm các anh, chị phát ngôn cả. Nhưng các anh chị phải chịu trách nhiệm về lời nói phát ngôn trên mạng của mình, chứ không phải "tao thích thì tao nói, sai thì thôi".

Và dĩ nhiên nếu các anh, chị bị kẻ khác bôi nhọ, nói xấu thì các anh, chị đã có Luật pháp bảo vệ và truy tố kẻ đó.

PGS.TS Nguyễn Đông ThứcẢnh minh họa