Hà Nội, Mục tiêu và giải pháp chống úng ngập năm 2014

Những giải pháp chính được xác định là:
Công tác duy tu, duy trì, quản lý vận hành an toàn hiệu quả; khai thác tối đa năng lực của hệ thống thoát nước hiện có: Các nguồn tiêu: Đập Thanh Liệt ra sông Nhuệ; cụm công trình đầu mối Yên Sở, trạm bơn DPS Bắc Thăng Long - Vân Trì và các trạm bơm cục bộ khác đã và đang bảo dưỡng, sửa chữa với 25 hạng mục các loại, bảo đảm vận hành theo đúng quy trình. Hệ thống truyền dẫn đã nạo vét 100% các trục mương, cống tiêu thoát nước chính, duy trì mực nước quản lý theo quy định, các cửa xả ra sông được nạo vét vệ sinh sạch với khối lượng dự kiến 68.000m3 mương sông; 11.000m3 nạo vét thủ công và 97.000m3 nạo vét bằng cơ giới.
Đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thông thoát nước hiện có, xây dựng mới các trục thoát nước: Lắp đặt các trạm bơm chìm tự động tại một số khu vực trũng như Tôn Đản – Lê Lai, ngã tư Phan Bội Châu – Lý Thường Kiệt để giảm thiểu úng ngập. Kiểm đếm, rà soát các công trình thoát nước đã hoàn thành đưa vào quản lý, vận hành 66 tuyến với tổng chiều dài 150km.
Xây dựng và chuẩn bị tốt các phương án ứng trực đầy đủ, giải quyết kịp thời và hiệu quả các tình huống xảy ra khi có mưa lớn. Trạm bơm Yên Sở 90m3/giây và các trạm bơm cục bộ khác; các phương tiện, thiết bị cơ giới (xe hút, téc, xe phun nước phản lực, xe bơm di động 1.800m3/giờ, các tổ bơm di động...). Xây dựng và chuẩn bị các phương án sử dụng các trạm bơm di động, căng dây cảnh báo nguy hiểm và bảo đảm ATGT khi mưa. Công ty xây dựng đường dây nóng để nhân dân có thể gọi điện phản ánh các điểm úng ngập và các sự cố thoát nước khi mưa:
Công ty Thoát nuớc Hà Nội: 043.976.2245
Khu vực quận Ba Đình, Tây Hồ: 043.847.0180
Khu vực quận Cầu Giấy: 043.563.1156
Khu vực Hai Bà Trưng, Hoàng Mai: 043.661.6290
Khu vực quận Đống Đa: 043.577.1036
Khu vực quận Thanh Xuân: 043.259.5003
Khu vực Long Biên, Hoàn Kiếm: 043.872.6328.
Phương án thoát nước, phòng chống úng ngập còn theo lượng mưa khác nhau:
Mưa vừa 50mm/2-3 giờ; mưa to 50mm/2-3 giờ; mưa rất to 100mm/2- giờ. Từng tình huống có các bước công việc cụ thể, chi tiết trên từng lưu vực với các công tác chính, chủ yếu như sau:

  • Mực nước trên toàn hệ thống được khống chế.
  • Khu vực trạm bơm Yên Sở và các trạm bơm khác: đầy đủ các phương tiện dự phòng, công nhân ứng trực tại chỗ.
  • Triển khai các xe bơm di động, xe hút téc các thiết bị, phương tiện cơ giới (72 xe hút, téc, phản lực; 2 xe bơm di động 1.800m3/ giờ; 20 máy bơm chìm 100-150m3/giờ; 11 máy phát điện 5-30KVA; 1 tổ xe bơm di động 1.000m3/giờ, 8 tổ máy bơm di động 200-300m3/ giờ và hơn 100 ô tô chuyên dùng, máy xúc, máy tải cẩu...).
    Với quyết tâm hạn chế tối đa úng ngập trong mùa mưa năm 2014.

Bài và ảnh: An Hà