Giấy rách giữ lề (25/11/2010)

Thế mà anh ta xoay xở thế nào lại được cấp Huy chương kháng chiến hạng nhất. Dựa vào tấm huy chương, anh làm chế độ hưởng một lần. Chưa thoả mãn anh tìm đến tôi nhờ chứng nhận đã nhập ngũ từ năm 1963. Tất nhiên tôi không dám chứng thực.

Trường hợp thứ hai là anh bạn cùng cơ quan. Anh đi trước tôi 4 tháng, hết chiến tranh cùng về ngành. Anh không hề bị thương, song nghỉ hưu, anh vào Hội đồng ngũ, rồi mấy người rủ nhau chứng thực cho nhau là thương binh. Kinh tế gia đình vững vàng, có nhà tầng, xe máy, tiện nghi đầy đủ, con trai công tác ở tỉnh, có nhà lầu, xe hơi, vậy mà anh vẫn “thích” là thương binh, và anh đã được công nhận (?). Và nhiều trường hợp nữa. Họ là cá biệt thôi, song họ nằm trong đội ngũ CCB đó.

Các cụ xưa răn dạy: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Đằng này chẳng đói nghèo, cuộc sống sung túc, có lương hưu mà vẫn toan tính với Nhà nước. Nước ta còn nghèo. Các chế độ chính sách của Đảng và Chính phủ giải quyết sau chiến tranh là vô cùng lớn. Hãy thông cảm với Nhà nước để tiền ấy chăm sóc cho thương binh, gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin. Giấy rách phải giữ lấy lề. Các cấp Hội CCB ta cần kiểm soát, giáo dục và đấu tranh mạnh mẽ với những biểu hiện này để giữ vững phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Chúng ta hãy là ông bà mẫu mực để nuôi dạy con cháu thảo hiền, xứng đáng với lòng yêu mến và kính phục của bà con thôn xóm xưa nay.

MINH ĐĂNG