Già làng - những “người lính” vùng biên
Già làng Unh Miệt (bên trái) kể chuyện truyền thống với con trai.
Không mang quân hàm, không mặc áo lính, nhưng bằng những việc làm cụ thể trong nhiều năm qua, những Già làng của người dân Khmer ở các xã biên giới huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh luôn là tấm gương mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ đường biên, cột mốc, vun đắp tình hữu nghị láng giềng, giữ gìn sự bình yên nơi biên cương.
Già làng Unh Miệt,ngụ ấp Hiệp Phước, xã Hoà Thạnh, huyện Châu Thành năm nay đã 77 tuổi, 30 năm tuổi Đảng với 19 năm làm Già làng. Ông luôn tích cực tuyên truyền, vận động con, cháu, người dân hưởng ứng phong trào ”Toàn dân bảo vệ ANTQ”, chung tay bảo vệ đường biên, cột mốc.
Ở một ấp có gần 700 nhân khẩu là người dân tộc Khmer, chủ yếu làm nghề nông, trình độ dân trí thấp, Già làng Unh Miệt thường xuyên đến từng nhà thăm hỏi, lắng nghe tâm tư, tình cảm của người dân, nhất là những người lớn tuổi; giải thích, hướng dẫn bà con trong ấp hiểu đúng và chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy ước của địa phương; không nghe theo người xấu tuyên truyền gây chia rẽ làm mất đoàn kết trong nhân dân. Mặc dù tuổi cao, nhưng Già làng Unh Miệt vẫn thường xuyên tham gia những đợt tuần tra của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng.
Đồng chí Nguyễn Thanh Sơn - Bí thư chi bộ ấp Hiệp Phước cho biết: “Thông qua cầu nối là Già làng, Chi uỷ Chi bộ nắm bắt rõ hơn tâm tư, nguyện vọng của người dân nên giải quyết các sự việc phát sinh cơ sở nhanh và hiệu quả hơn”.
Về xã Thành Long, huyện Châu Thành hỏi thăm Già làng Danh Xà Rương, 82 tuổi, ngụ ấp Thành Nam, bà con nơi đây ai cũngbiết. Bởi nhiều năm qua, ôngluôn gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào hoạt động của địa phương và đang đảm nhiệm vị trí Phó ban Công tác Mặt trận ấp, Trưởng ban điều hành mô hình “Đồng bào Khmer tự phòng, tự quản về ANTT” ấp Thành Nam - một ấp có 45 hộ với gần 300 nhân khẩu là đồng bào Khmer.
Cả cuộc đời gắn bó với biên giới, Già làng Danh Xà Rương gần như thuộc từng gốc cây, hòn đá trên khu vực vành đai biên giới này. Khi thấy có dấu hiệu bất thường, hoặc có người lạ mặt ra vào khu vực là ông gọi điện báo cho chốt tuần tra của bộ đội biên phòng đồn Phước Tân hoặc chính quyền địa phương. Mỗi tháng 2 đến 3 lần, ông cùng tổ “CCB tham gia bảo vệ đưởng biên, cột mốc biên giới” đi tuyên truyền vận động bà con về nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ đường biên, cột mốc; không vận chuyển hàng cấm; không tiếp tay cho bọn buôn lậu…
Đồng chí Ngô Minh Dũng - Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp Thành Nam nhận xét: “Già làng Danh Xà Rương là tấm gương giữ gìn ANTT và vượt khó làm kinh tế gia đình trong phong trào xoá đói, giảm nghèo tại địa phương, được cấp uỷ, chi bộ, người dân tin tưởng, quý mến”.
“Tôi luôn sẵn sàng cùngvới Bộ đội Biên phòng bảo vệ đường biên, cột mốc biên giới…” - đó là khẳng định của nữ Già làng Keo Onl, ngụ xã Hoà Hội, huyện Châu Thành trong buổi toạ đàm “Chung tay lan toả tinh thần thượng tôn pháp luật” do Cục Chính trị Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức tại Tây Ninh.
Chủ tịch Hội LHPN xã Hoà Hội - Nguyễn Thị Ngọc Hoà cho biết: “Bà Keo Onl được bà con tín nhiệm bầu làm Già Làng kiêm Chi hội trưởng phụ nữ ấp và Tổ trưởng Tổ tự quản số 4. Ởvị trí công tác nào, bàcũng luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngày 14-11-2022, bà vinh dự là người phụ nữ Khmer đầu tiên trong xã được kết nạp vào Đảng”.
Nữ Già làng Keo Onl thường xuyên vận động con cháu trong gia đình thực hiện nghiêm đường lối, của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy ước của địa phương; xây dựng tình đoàn kết xóm làng cũng như giữa nhân dân hai bên biên giới.
Thấy một gia đình người Khmer trong ấp không có nhà vệ sinh, Già làng Keo Onl đã đề xuất và phối hợp với Hội Phụ nữ xã vận động “mạnh thường quân” hỗ trợ mỗi gia đình 10 triệu đồng xây nhà tắm, nhà vệ sinh kiên cố. Từ mô hình trên, toàn ấp có trên 99% gia đình hội viên phụ nữ người Khmer đạt tiêu chí “Gia đình 5 không, 3 sạch”. BàKeo Onl tâm sự: “Mình là Già làng lại là đảng viên, mình phải mẫu mực, làm gương thì bà con sẽ ủng hộ”.
Đồng chí Võ Văn Tươi - Chủ tịch MTTQ huyện Châu Thành khẳng định: Khi già làng là đảng viên thì tinh thần đoàn kết dân tộc càng được nâng lên, tình hình ANCT được giữ vững; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được phổ biến đến từng người dân một cách nhanh chóng, góp phần rất lớn bảo đảm an ninh và phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn vùng biên giới.
Thanh Hà