“Cảm gió” thường xảy ra vào ban đêm, lúc nguy hiểm nhất là “giây phút” tỉnh giấc. Khi con người ngủ say, vỏ đại não bị ức chế, còn trung khu thần kinh dưới vỏ não lại hưng phấn, khiến cho rất nhiều chức năng sinh lý thay đổi. Chúng biểu hiện ở chỗ: chức năng xúc giác, cảm giác, nhìn và nghe giảm, còn ý thức dần dần mất đi, cơ bắp co giãn cũng giảm dần, đi kèm theo một loạt chức năng thần kinh thực vật thay đổi làm giảm khả năng thích nghi với sự thay đổi hoàn cảnh. Hô hấp chậm dần, huyết áp và nhiệt độ cơ thể giảm, lượng mồ hôi tăng, con người thu nhỏ, các phản xạ của cơ bắp giảm, cơ bắp ở bộ phận cổ tăng mức hoạt động, chất kích thích sinh trưởng tăng rõ rệt. Vì vậy, “giây phút” tỉnh giấc rất quan trọng.
Người cao tuổi bị bệnh cao huyết áp và bệnh tim, trong “giây phút” tỉnh giấc nếu lập tức ngồi dậy và đột nhiên xuống giường rất nguy hiểm. Bởi vì đầu óc lúc này đang mung lung, máu đặc hơn, não sẽ lập tức thiếu ôxy. Trong số người chết vì trúng gió và đột tử, có tới 25% số người không tránh được cái chết trong giây phút này, khiến họ không kịp trở tay.
Khoa học hiện đại cho hay: “Trúng phong” rất khó dự báo trước. Vì vậy người bệnh bị cao huyết áp và bệnh tim tốt nhất nên ghi tâm khắc cốt câu: Khi tỉnh giấc không nên hốt hoảng, nên bình tĩnh nằm lại tư thế cũ, nhắm mắt nghỉ ngơi khoảng 3 phút, sau đó hãy dậy. Như vậy não sẽ không bị thiếu máu và ôxy nữa, tất cả đều đã trở lại trạng thái bình thường. Bằng cách này, bạn có thể tránh được cái chết do “trúng gió” gây ra.
Mai Phương (st)