Đầu xuân nói chuyện xây dựng thương hiệu (02/02/2012)
Thương hiệu là một dấu ấn đặc biệt để nhận biết một sản phẩm, một hàng hóa hay dịch vụ được sản xuất, được cung cấp bởi một tổ chức hoặc một cá nhân. Thương hiệu chính là hình ảnh, cảm xúc, mà người tiêu dùng nghĩ đến một công ty hoặc một sản phẩm. Thương hiệu thành công không chỉ là mạnh về tài chính mà còn phải là một thương hiệu giàu tính nhân văn. Cái gốc là từ con người. Từ người đứng đầu, làm chủ sự nghiệp đến các cộng sự rồi đến tập thể cán bộ công nhân viên. Một nhân vật mang nhân cách sống lành mạnh có ấn tượng tốt đẹp, được công chúng tin yêu mến mộ thì khi làm ra sản phẩm rất dễ được chấp nhận. Đồng thời khi những danh tiếng, những hàng hóa được quan tâm nổi trội thì người ta sẽ tìm hiểu đến người làm ra nó, nếu người làm ra nó mà có tình cảm, có niềm tin yêu trong công chúng thì ấn tượng tốt đẹp cùng danh tiếng những hàng hóa đó được nhân lên gấp bội và bền vững.
Tập đoàn y dược Bảo Long là một trong hai đơn vị trong cả nước, được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) bình chọn là đơn vị thành công trong việc xây dựng nhãn hiệu và thương hiệu. Ngày 7-6-2011, TS Nguyễn hữu Khai – Tổng giám đốc Tập đoàn y dược Bảo Long đã được mời dự hội thảo và phát biểu tham luận tại Hội thảo quốc tế về “Phát triển thương hiệu từ nhãn hiệu….”
Báo Người cao tuổi số 696 ra ngày 8-10-2011 đã hình tượng hóa Tập đoàn y dược Bảo Long là “Con rồng từ đất chui lên”. Thật sâu sắc và ấn tượng. Chỉ thế đã đủ hiểu xuất xứ và chặng đường trầm luân khổ ải trong quá trình xây dựng và trưởng thành của “Bảo Long”. Hàng trăm bài phóng sự, ký sự của báo viết, báo hình và đặc biệt là truyện phim với 25 tập mang tên “Đường đời” đã khắc họa lên hình ảnh con rồng giản dị, hiền lành, nhân đức, nhưng đầy bản lĩnh dũng mãnh, hội đủ tài năng văn võ và khôn khéo trong ứng xử để xây dựng nên một thương hiệu danh giá cho Tổ quốc.
Những năm cuối thập kỷ 90, “Bảo Long” phát triển như một hiện tượng không chỉ phủ kín thị trường trong nước mà còn thành lập chi nhánh tại Liên bang Nga, Liên bang Đức… và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Hàng chục sản phẩm được cấp giấy phép lưu hành ở các nước Liên bang Nga, Lát-vi-a, U-crai-na, Cộng hòa Séc… Đặc biệt là tại Trung quốc (cái nôi của đông dược) cũng đã cấp giấy phép cho “Bảo Long” thành lập chi nhánh và cấp giấy phép cho lưu hành sản phẩm mang tên “Thanh long”, đặc trị bệnh tiểu đường. Thương hiệu của Bảo Long bay xa theo từng chuyến hàng. Danh tiếng của lương y, TS Nguyễn Hữu Khai cũng vang xa mọi nơi, đến với bạn bè quốc tế. Từ đó Bảo Long đã ra Bắc xây dựng cơ sở tại Hà Nội, chọn vùng đất địa linh nhân kiệt xứ Đoài (Cổ Đông, thị xã Sơn Tây) để lập đại bản doanh. Ngày đầu còn hoang sơ; chẳng hiểu từ bao giờ, đoạn đường cây số 10 này thường xuyên xảy ra tai nạn chết người nên người dân nơi đây gọi là “cây số chết”. Khi chọn vị trí và tiến hành đào móng xây nhà, thì thấy những di vật và nền móng của ngôi chùa đã bị vùi lấp. Ngay sau đó, TS Khai đã cho dời vị trí xây văn phòng ra chỗ khác và chính nơi đó, ông đã cho xây một khu văn hóa tâm linh để tôn thờ tưởng niệm các bậc danh y tiền bối và các bậc thánh võ. Lạ thay, kể từ ngày “Bảo Long” khai quang, các vụ tai nạn trên cung đường cây số 10 giảm dần và trở nên thanh bình, quán xá đông vui. Bảo Long liên tục phát triển. Khuôn viên được mở rộng từ
2 ha lên đến hơn 5 ha.
Võ sư, nhà văn, TS y học Nguyễn Hữu Khai còn là một doanh nhân giỏi, đã cùng anh chị em và học trò xây dựng Tập đoàn y dược Bảo Long với 15 công ty, trường học, bệnh viện… gần 1.000 CBCNV thương yêu đoàn kết trong mái ấm “Bảo Long” như anh em một nhà. Nay đã có một khuôn viên gần 6 ha nhà xưởng khang trang, rợp bóng cây xanh. Để chủ động cung cấp nguồn dược liệu sạch và chất lượng, “Bảo Long” đã tiếp quản và khôi phục nông trường dược liệu tại cao nguyên Sìn hồ, tỉnh Lai Châu (nơi đây có thể trồng và phát triển hầu hết các chủng loại dược liệu có ở Trung quốc).Thương hiệu y dược Bảo Long với những sản phẩm đông dược, mỹ phẩm thảo dược, thực phẩm chức năng và kết quả đặc hiệu của các cơ sở khám chữa bệnh đã có uy tín rộng lớn với đông đảo công chúng trong và ngoài nước. “Bảo Long” trở thành tập đoàn lớn, đứng đầu cả nước về lĩnh vực y dược cổ truyền… Đó là thành quả được “Bảo Long” dày công xây đắp bằng mồ hôi nước mắt và bằng cả máu của mình. Một số anh em đã vĩnh viễn ra đi trong khi làm nhiệm vụ. Thầy Khai mấy lần cạn nước mắt đau xót vĩnh biệt đệ tử của mình. Anh chị em thương nhớ lập ban thờ trong khuôn viên “Bảo Long”, ngày đêm hương hoa tưởng niệm. Thương hiệu Bảo Long có uy tín rộng lớn với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Bệnh viện đa khoa Bảo Long là địa chỉ thân thiện của bệnh nhân khắp cả nước và Việt kiều. Đặc biệt là đã được các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào, Cam-pu-chia tin tưởng, thường xuyên đến thăm và khám chữa bệnh. Trong những năm qua, đã điều trị thành công nhiều căn bệnh hiểm nghèo, được các cơ quan truyền thông đăng tin, ca ngợi là những điều kỳ diệu trong y học.
Do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu, “Bảo Long” gặp phải tình trạng vô cùng khó khăn về tài chính. Đầu năm 2011, đã phải chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất, tài sản xây dựng trên đất cùng vốn cổ phần và thương hiệu hai đơn vị là: Công ty cổ phần Tập đoàn y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long. Vậy giá trị thương hiệu Công ty cổ phần Tập đoàn y dược Bảo Long và Bệnh viện đa khoa Bảo Long là bao nhiêu?
Hiện nay, việc định giá thương hiệu không còn xa lạ đối với quốc tế và cả nước ta. Tuy nhiên, giá giá trị tiềm ẩn của thương hiệu thật khó hình dung nếu không phải là nhà chuyên môn. Năm 2010, trang Web: www.interbrand.com công bố các thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới : Coca – Cola = 70,452 tỷ USD; IBM = 64,727 tỷ USD; Microsoft = 60,895 tỷ USD…
Những thương hiệu của Việt Nam đã được chuyển nhượng trong những năm gằn đây : Hãng Colgate (Mỹ) đã mua thương hiệu kem đánh răng “Dạ Lan” với giá 3 triệu USD, tương đương 60 tỷ đồng. Công ty Unilever đã mua thương hiệu kem đánh răng P/S với giá 5 triệu USD, tương đương 100 tỷ đồng. Tập đoàn Vina Capital mua 20% thương hiệu thực phẩm chức năng “Yến Việt” với giá 7,5 triệu USD, tương đương 150 tỷ đồng (tổng giá trị thương hiệu “Yến Việt” bằng 35 triệu USD, tương đương 700 tỷ đồng). Việc định giá trị thương hiệu có nhiều phương pháp đã được quốc tế và Bộ Tài chính ban hành, trong đó có việc định giá theo thoả thuận và theo phương thức so sánh. Thương hiệu Công ty cổ phần tập đoàn y dược Bảo Long được tôn vinh là: Thương hiệu mạnh Việt Nam; Thương hiệu Việt Nam hàng đầu Top 100; Giải thưởng Sao vàng đất Việt; Cúp vàng Tự hào thương hiệu Việt… Vinh dự được Thủ tướng tặng bằng khen và Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng ba. Bệnh viện đa khoa Bảo Long – một thương hiệu thân thiện, y đức và hiệu quả được đông đảo công chúng trong nước và Việt kiều tin yêu mến mộ, có thể so sánh với thương hiệu “Yến Việt” ? Nếu “Quý vật gặp quý nhân”?
Tập đoàn y dược Bảo Long gặp được đối tác biết trọng dụng và khai thác thương hiệu thì sẽ trở thành một đơn vị có tiềm lực tài chính mạnh trong tốp các thương hiệu Việt hàng đầu.
N.B