Đào tạo nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Dy ngh sa cha máy nông nghip cho ngưi lao đng xã Minh Khương, huyện Hàm Yên, tnh Tuyên Quang.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao, có cơ cấu ngành nghề hợp lý, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đồng thời, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng Nông thôn mới của các địa phương.

Xác định công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là vấn đề lớn và có ý nghĩa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn, Thủtướng Chính phủban hành Quyết định 1956/QĐ-TTg về Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". Đặc biệt, Quyết định 971/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sốđiều khoản của Quyết định 1956/QĐ-TTg, trong đó tại Điểm 3, Khoản VIII, Điều 1, Hội CCB Việt Nam được giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động CCB tham gia học nghề và phối hợp cùng với Hội Nông dân Việt Nam thực hiện giám sát việc tổchức đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại xã. Theo Báo cáo của BộLĐTBXH, trong giai đoạn thực hiện Đềán, có gần 10 triệu lao động nông thôn được học nghề. Bình quân hằng năm có gần 1 triệu lao động nông thôn được học nghề. Hơn 61.000 người sau đào tạo đã thành lập các tổ, nhóm sản xuất, doanh nghiệp và tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn khác tại địa phương. Đặc biệt, có 134.845 lượt hộ nghèo có người tham gia học nghề, có việc làm đã thoát nghèo; 261.361 hộ có người tham gia học nghề, có việc làm, có thu nhập cao hơn mức bình quân tại địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận, trong thực tiễn quá trình triển khai thực hiện Đề án 1956 vẫn tồn tại khó khăn, bất cập.

Mặc dù quá trình đô thị hoá và hội nhập kinh tế đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động từ nông thôn ra thành thị, tuy nhiên lao động vẫn tập trung ở nông thôn. Theo báo cáo tình hình lao động và việc làm quý II-2022 của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 51,6 triệu người. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở các nhóm tuổi rất trẻ và nhóm tuổi già, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 55 tuổi trở lên (thành thị: 33,5%; nông thôn: 46,7%) và nhóm từ15-24 tuổi (thành thị: 36,3%; nông thôn: 44,9%). Điều này cho thấy, người dân tại khu vực nông thôn gia nhập thị trường lao động sớm hơn và rời bỏ thị trường muộn hơn khá nhiều so với khu vực thành thị.

Thách thức lớn nhất hiện nay đối với lao động nói chung và lao động nông nghiệp ở Việt Nam nói riêng là chất lượng lao động còn thấp. Theo đánh giá của Bộ LĐTBXH, tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề còn thấp, cơ cấu nguồn nhân lực phân theo trình độ đào tạo còn bất cập, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” vẫn chưa có hướng khắc phục hiệu quả, dẫn đến sử dụng lãng phí nguồn nhân lực; lợi thế giá nhân công rẻ bị mất dần, dạy nghề chưa gắn với nhu cầu việc làm và còn biểu hiện lãng phí. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn cao, trong khi đó rất nhiều doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng "khát" lao động, nhất là lao động chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu công việc.

Lao động di cư từ nông thôn ra thành thị là cần thiết cho tăng trưởng kinh tế, nhưng thực tế là đối tượng này luôn bị thiệt thòi trong nhiều chính sách, trong đó có chính sách đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế để giúp họcó nghềnghiệp ổn định, tham gia thị trường lao động với năng suất, hiệu quả cao.Đặc biệt, tác động nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 khiến lao động “di cư ngược”, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động kéo dài tại nhiều doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đặc biệt sản phẩm phục vụ cho thị trường xuất khẩu.

Hiện nay, nhiều địa phương đã áp dụng chuyển dịch giữa các ngành kinh tế theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ để giải quyết bài toán "ly nông bất ly hương".Thay vì phải rời quê hương đến làm việc tại các khu công nghiệp hoặc làm dịch vụ ở thành phố lớn, thì người dân có thể làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp được mở ở ngay quê nhà... Trong đó, giải pháp "cốt lõi" là đạo tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm giúp nông dân có nghề, có việc làm, tự tạo việc làm sau khi học nghề, biết làm kinh tế, tăng thu nhập và thoát nghèo.

Trong thời gian tới, để đáp ứng với những thay đổi lớn trong hệ thống nghề trên địa bàn nông thôn, hệ thống đào tạo nghề cần chuyển sang hệ thống mở và nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số để sớm khắc phục cách thức dạy nghề, truyền nghề theo phương pháp truyền thống đã bộc lộ sự lỗi thời. Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn dù ngắn hạn đến đâu và dù chỉ giới thiệu nghề trình độ sơ cấp thì vẫn phải đề cao tinh thần hướng nghiệp, khởi nghiệp và lập nghiệp kết hợp phát triển những nghề mới, nhất là các nghề phi nông nghiệp và các dịch vụ đáp ứng yêu cầu nông thôn đổi mới và xu hướng đô thị hóa đang ngày càng tăng. Đặc biệt, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần gắn với chủ trương xây dựng xã hội học tập là làm cho người học nghề ý thức được rằng, nghề nghiệp không phải là hiện tượng nhất thành bất biến, mà toàn bộ thế giới nghề nghiệp luôn vận động, luôn đổi mới.

Hồ Thanh Hương