Đàm phán Mỹ - Trung sắp tới tại Thượng Hải: Sẽ cố gắng “Đặt lại bàn thảo luận”

Từ trái sang, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer.

Đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chuyển sang Thượng Hải vào tuần này cho cuộc đối thoại trực tiếp đầu tiên sau hội nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng trước, khi mà hai bên chưa tìm được tiếng nói chung để kết thúc cuộc chiến thương mại kéo dài gần một năm.

Kỳ vọng tiến triển là không cao cho cuộc gặp hai ngày tại Thượng Hải, bởi thế giới quan chức và doanh nghiệp hy vọng Washington và Bắc Kinh có thể đưa ra những cam kết có thiện chí nhằm dọn đường cho những đàm phán sau này.

Những đàm phán sẽ liên quan đến việc Trung Quốc nhập khẩu hàng nông nghiệp từ Mỹ và chính phủ Mỹ cho phép các doanh nghiệp của nước này tiếp tục làm ăn với “gã khổng lồ” Huawei.

Tổng thống Donald Trump nói vào hôm thứ 6 rằng, ông nghĩ Trung Quốc không muốn ký một thoả thuận cho đến sau cuộc bầu cử năm 2020 nhằm đảm phán được những điều khoản tốt hơn với một tổng thống khác.

“Tôi nghĩ khả năng Trung Quốc sẽ nghĩ, “Chúng ta chờ đợi”  - Ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng…  

Trong vòng hơn một năm, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp hàng tỷ đô la thuế lên hàng xuất khẩu của nhau, gây rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khuấy đảo các thị trường tài chính do hệ quả của mâu thuẫn giữa hai bên khi giao dịch với các nước khác.

Ông Trump và ông Tập Cận Bình đã đồng ý vào hội nghị thượng đỉnh G20 tháng trước tại Osaka, Nhật Bản sẽ nối lại đàm phán bị dán đoạn từ tháng 5, sau khi Washington cáo buộc Bắc Kinh từ bỏ phấn lớn của một dự thảo hiệp định thương mại - đàm phán sụp đổ khiến Mỹ tăng thuế cho 200 tỷ USD hàng Trung Quốc.

Ông Trump nói sau cuộc gặp mặt tại Osaka rằng ông sẽ không áp thuế cho 300 tỷ USD hàng Trung Quốc nhập khẩu và sẽ nới lỏng cấm vận đối với Huawei nếu Trung Quốc đồng ý mua nông sản của Mỹ.

Từ đó, Trung Quốc đã đồng ý cho các công ty của nước này mua sản phẩm nông nghiệp của Mỹ mà không bị áp thuế. Washington đã khuyến khích các công ty của mình xin được cấp phép đặc biệt để vượt qua cấm vận buôn bán với Huawei.

Nhưng bước vào đàm phán, chưa có bên nào triển khai thực hiện những chính sách để cho thấy thiện chí của mình. Đó không phải một dấu hiệu tốt để giải quyết những vấn đề cốt lõi trong mâu thuẫn thương mại, như là những lo ngại của Mỹ từ trợ giá Chính phủ của Trung Quốc, miễn cưỡng chuyển giao công nghệ và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Quan chức Mỹ đã nhấn mạnh rằng nới lỏng cấm vận với Huawei sẽ chỉ áp dụng cho những mặt hàng không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, và các nhà theo dõi thị trường cho rằng những nới lỏng này sẽ chỉ cho phép Huawei mua những nguyên liệu thô sơ nhất từ các công ty Mỹ.

Tuần trước Reuters đưa tin rằng bất chấp khả năng được miễn thuế quan, các nhà sản xuất đậu nành của Trung Quốc có khả năng  không mua buôn từ Mỹ trong tương lai gần bởi giá cao và những lo ngại lâu dài về quan hệ thương mại Mỹ-Trung. Đậu nành là mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp lớn nhất của Mỹ vào Trung Quốc.

“Hai nước đang chơi quanh quẩn với Huawei và các mặt hàng nông nghiệp,” một nguồn tin thân cận với phái đoàn đàm phán Trung Quốc cho biết.

Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói vào hôm thứ 6 rằng ông “sẽ không mong đợi một thoả thuận lớn,” từ cuộc gặp này và các nhà đàm phán sẽ cố gắng “đặt lại bàn thảo luận” để đưa đối thoại trở về trước khi căng thẳng vào tháng 5.

“Chúng tôi chờ đợi Trung Quốc bày tỏ thiện chí và giúp cân bằng cán cân thương mại bằng cách mua vào những mặt hàng và dịch vụ nông nghiệp của Mỹ” - Kudlow nói.

Bộ trưởng ngân khố Steven Mnuchin và đại diện thương mại Robert Lighthizer sẽ gặp phó thủ tướng Lưu Hạc cho hai ngày đàm phán bắt đầu vào thứ 3.

“Ít chính trị, nhiều thương mại” Tu Xinquan, một chuyên gia thương mại tại Đại học kinh tế và ngoại thuơng Bắc Kinh, người theo dõi kỹ những đàm phán thương mại, nói về lý do Thượng Hải được chọn làm địa điểm gặp mặt.

“Mỗi bên có thể đi những bước nhỏ nhằm xây dựng lòng tin, theo đó là thêm hành động” - ông Tu nói về khả năng hai bên bày tỏ thiện trí.

Một phái đoàn quan chức của một số công ty Mỹ đã tới Bắc Kinh vào tuần trước để nhấn mạnh với Chính phủ Trung Quốc sự cấp bách của một thoả thuận thương mại, theo ba nguồn tin giấu tên. Họ cảnh báo bên Trung Quốc rằng nếu một thoả thuận không được ký trong những tháng tới thì chu kỳ chính trị của Trung Quốc và bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới sẽ làm cho điều này hết sức khó khăn.

“Hãy ký thoả thuận. Sẽ không dễ dàng, nhưng nếu để quá 31/12 thì sẽ không thể làm được” - một quan chức thương mại cho Reuters biết, nói về cuộc bầu cử 2020 của Mỹ. Những nguồn tin khác nói rằng thời điểm này có thể còn sớm hơn.

Hai nguồn tin thân cận với những đại diện cao cấp của Trung Quốc nói rằng nước này vẫn đòi hỏi  Mỹ dỡ bỏ tất cả thuế quan của minh, nếu có thoả thuận. Bắc Kinh không chống lại việc dỡ bỏ thuế quan theo đợt, trong khi quan chức Mỹ có thể tận dụng điều này - và lời đe doạ áp thuế lại - để đảm bảo Trung Quốc sẽ không vi phạm điều khoản của một thoả thuận.

Trung Quốc cũng kiên quyết rằng bất kỳ thoả thuận mua bán với Mỹ phải ở một mức vừa phải, và thoả thuận phải cân bằng và tôn trọng quyền tự chủ của nước này.

Các nhà đàm phán Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc thay đổi luật pháp của nước này và đảm bảo lợi ích cho các công ty của Mỹ, một yêu cầu mà Trung Quốc kiên quyết từ chối. Nếu Mỹ muốn thấy tiến triển trong khu vực này, họ có thể phải chấp nhận một số chỉ thị từ Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, một nguồn tin cho biết. Một nguồn tin từ Mỹ cũng cho biết khả năng có bước đột phá tới từ cuộc đối thoại Thượng Hải là thấp, và mục tiêu chính là cho đôi bên làm rõ những hành động thiện chí đi kèm với hội nghị thượng đỉnh Osaka.

Hiện tại chưa rõ hai bên sẽ đàm phán với dự thảo hiệp định nào, khi Washington muốn tiếp tục với dự thảo từ trước tháng 5, và Trung Quốc muốn bắt đầu lại với dự thảo sửa đổi mà nước này đã gửi cho Mỹ sau khi đối thoại gián đoạn vào tháng 5.

Zhang Huanbo, nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm trao đổi ngoại thương của Trung Quốc (CCIEE), cho biết ông không thể xác minh thông tin từ phía Mỹ rằng 90% thoả thuận đã được đồng ý trước tháng 5.

“Chúng ta chỉ có thể nói rằng đã có một dự thảo. Chỉ có 0 và 100% - có một thoả thuận hoặc không” Zhang nói.

Minh Phong Phạm.