Cương vị chỉ huy, vị trí công tác nào cũng hoàn thành nhiệm vụ
Đồn Ngũ Giáp, cách chi khu quân sự Điện Bàn 3km về phía Bắc tỉnh Quảng Đà. Tại đây, quận địch thiết lập 8 tuyến hàng rào kẻm gai với các tuyến giao thông hào, lô cốt bằng bê tông cốt thép kiến cố, do 1 trung đội địa phương quân tăng cường chốt giữ. Đại đội 1, (huyện Đội Điện Bàn) được giao nhiệm vụ phối hợp với du kích các xã tiêu diệt chốt điểm này của địch. Sau khi thống nhất trong Ban chỉ huy, Nguyễn Đức Hiền, Đại đội phó được cử xuống xã Điện Thắng bàn bạc với cấp ủy và xã đội trưởng về kế hoạch đánh đồn Ngũ Giáp. Phương án, vận dụng theo cách đánh bất ngờ, táo bạo là, chọn 12 đồng chí du kích nằm trong 3 xe bò, và 6 du kích (đảng viên) ngụy trang làm nông dân kéo xe chở đầy phân đi bón lúa. Mỗi đồng chí nằm trong xe mang theo 6 quả lựu đạn và súng tiêu liên, cùng với 2 trung đội bí mật ém quân dưới các ruộng lúa gần đó theo phương án đã định. Giờ “G” từ 11 đến 12 giờ ngày 14/7/1966, xe đi đầu (có đồng chí Hiền) nhận tín hiệu từ đồng chí kéo xe khi đến cổng đồn địch, 4 người bật dậy nổ súng tiêu diệt 4 tên địch gác tại 2 cổng. Lấy tiếng nổ làm hiệu lệnh, du kích trong 2 xe còn lại và 2 trung đội dưới các ruộng lúa đồng loạt tiến quân. Quân địch bị đánh bất ngờ, không kịp trở tay, nhiều tên nổ súng chống cự đều bị tiêu diệt. 15 phút đánh nhanh, ta thu toàn bộ vũ khí, diệt 16 tên địch, 13 tên bị bắt làm tù binh, riêng đồng chí Hiền bắt 2 tên, thu vũ khí...
Nhớ lại những ngày cách đây 45 năm (28/6 – 16/9), 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị năm 1972, Tiểu đoàn 4, (E95, F325) được giao nhiệm vụ chốt giữ đánh địch trên hướng Tây – Nam Thành Cổ. Các ngày từ 10 đến 20/7, quân địch liên tục tổ chức nhiều đợt tấn công, pháo kích bắn đến cấp tập, máy bay trụt bom với mặt độ dày đặc, sau đó xe tăng, thiết giáp và bộ binh tiến quân. Chiến thuật ồ ạt này của địch, nhằm thực hiện mục đích cắm cờ “3 sọc đỏ” lên nóc dinh Tỉnh trưởng Quảng Trị trong Thành Cổ vào ngày 17/7, theo lệnh của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, làm cơ sở cho phái đoàn Mỹ tại Hội nghị Paris, nhưng bọn chúng không thực hiện được. Cay cú vì thất bại, quân địch điên cuồng dùng phi pháo, pháo từ Hạm đội 7 bắn vào, máy bay ném bom, kể cả B52 rãi thảm vào đội hình chiến đấu của ta, từ ngã 3 Đông Hưng, phía Nam cầu Quảng Trị đến Trường trung học Bồ Đề và Thành cổ.
Sau khi, hội ý thống nhất phương án tác chiến trong Ban Chỉ huy tiểu đoàn, đồng chí Hiền xuống đại đội 3 trên hướng chủ yếu để động viên tinh thần bộ đội quyết bán trụ chiến đấu. Rút kinh nghiệm qua các lần tiến quân của địch, các xạ thủ B40, B41, khẩu đội DKZ của ta được phân công bắn tiêu diệt những xe tăng, thiết giáp đi sau, sau đó mới bắn những chiếc xe đi trước, khi quay đầu bỏ chạy. Ngày 28/7, khi biết quân địch thay quân, Bí thư Đảng ủy Nguyễn Đức Hiền, hội ý trong Ban Chỉ huy tiểu đoàn, vận dụng cách đánh “phủ đầu”, tổ chức đại đội 3 táo bạo tập kích địch giữa ban trưa khi quân địch vừa đặt chân đến, tiêu diệt 120 tên địch, bắn cháy 3 thiết giáp tại khu vực Mỹ Đông. Trận đánh này, Tiểu đoàn 4 được tăng thưởng Huân chương Chiên công Hạng Nhất. Các ngày 29/7 đến 10/8, quân địch tiếp tục tổ chức các đợt tiến quân chiếm thành theo 3 hướng, tạo thế vây áp đội hình chiến đấu của ta. Bộ đội ta kiên cường bám trụ, bắn chính xác từng viên đạn, bẻ gãy các đợt tấn công, nhiều xe tăng, thiết giáp bốc cháy, bộ binh địch ngỗn ngang xác chết trước trận địa chiến đấu của ta...
Những ngày đầu tháng 9/1972, thị xã – Thành Cổ Quảng Trị bị nhấn chìm trong biển nước. Nuôi quân ta, nấu cơm phải kê lên thùng đạn, đống gạch đổ, nhưng bị máy bay VO10, L19 quần lượn trên trời phát hiện gọi pháo kích bắn nát. Bộ đội ta phải ăn lương khô, gạo sấy, uống nước “chiến trận”, nên nhiều đồng chí bị táo bón, đau bụng kiết lỵ, đồng chí Hiền cũng trong số đó mà còn bị sức ép nặng. Tiểu đoàn trưởng Xanh, điện báo xin ý kiến chỉ huy trung đoàn và được đồng ý cho về Bắc sông Thạch Hãn điều trị, nhưng đồng chí Hiền không đi mà xin ở lại cùng bộ đội bám trụ, chiến đấu đến cùng.
Lợi dụng trận địa chiến đấu bị ngập nước, quân địch dùng pháo kích, máy bay dội bom với mật độ huy diệt, nhưng bộ đội ta vẫn kiên cường bám trụ, chiến đấu với tình thần “còn người còn trận địa”, quyết xây thành “Lũy thép Tây Nam Thành Cổ”. Thời điểm này, đồng Xanh, Tiểu đoàn trưởng và đồng chí Muộn, Chính trị viên phó tiểu đoàn bị thương, bộ đội thương vong nhiều, trong đó đa phần bị sức ép. Đồng chí Hiền, triệu tập số cán bộ còn laị, xác định quyết tâm: Quyết chấn giữ bằng mọi giá phía Tây – Nam thành Cổ…Đến khoảng 3 giờ ngày 16/9/1972, đơn vị nhận được lệnh rút quân, đồng chí Hiền cùng với 40 tay súng, trong đó dìu cõng 19 thương binh lội bì bỏm dưới giao thông hào ngập nước để vượt về Bắc sông Thạch Hãn, sau khi đã chu đáo làm xong công tác tử sĩ chiến trường…
Cuối năm 1990 nghỉ hưu, về lại đời thường, CCB Nguyễn Đức Hiền (53 năm tuổi Đảng), được cán bộ, nhân dân tín cử bầu vào các chức danh: Phó Bí thư, Bí thư Đảng ủy phường, Bí thư Chi bộ, Ủy viên HĐND phương Hòa Thuận Tây, cương vị, vị trí công tác nào đồng chí đều hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nguyễn Nhân Mùi