Để tìm hiểu và “thực mục sở thị” con đường “siêu uốn lượn”, chúng tôi đã tìm đến nhà CCB Đào Thị Mỵ. Theo bà Mỵ, nhà bà có 2 thửa đất Dự án chạy qua. Một thửa gần với điểm nắn chỉnh chạy qua nhà cựu trưởng thôn Lăng Văn Hùng và một thửa nằm ở điểm cuối gần giáp với thửa đất nhà cựu Chủ tịch UBND xã Tam Quan - Đào Văn Luyện.
Trong khi đó, phần diện tích nhà bà Mỵ bị Dự án lấy vào (điểm giáp với đất của cựu trưởng thôn Lăng Văn Hùng) vẫn còn nguyên cos nền đã được lu lèn theo thiết kế, với chiều rộng khoảng 6m, dài 25m. Kế đó, một phần diện tích đất nông nghiệp của hộ bà Đào Thị Nhung đã được đền bù khoảng 19 triệu đồng, nhưng hiện trạng vẫn là ao ruộng và… Dự án không đi qua phần đất này nữa.
Theo bà Mỵ cho biết, đoạn đường thiết kế ban đầu chạy qua 5 thửa đất của 4 hộ gia đình, với một đường thẳng, nhưng sau đó nó được nắn chỉnh theo hình cánh cung. Đáng nói, toàn bộ đoạn nắn chỉnh này chạy qua phần đất của người nhà “quan xã, quan thôn”, bao gồm: đất nhà trưởng thôn, em trai trưởng thôn, con gái cựu Bí thư chi bộ, em trai cựu bí thư chi bộ thôn và đất nhà cựu Chủ tịch UBND xã Tam Quan để kết nối với điểm giao cắt theo thiết kế ban đầu của Dự án.
Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận thực tế:
Ngày 2-3, PV Báo CCB Việt Nam đã đến UBND huyện Tam Đảo để tìm hiểu vụ việc, được Chánh văn phòng UBND huyện Nguyễn Minh Tuân giới thiệu sang ban Quản lý Đầu tư xây dựng dự án huyện (đại diện chủ đầu tư) để nắm thông tin... Báo CCB Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin vụ việc khi có kết quả làm việc.

Con đường nắn chỉnh đi vào đất nhà trưởng thôn

Đoạn cuối của đoạn nắn chỉnh theo thiết kế ban đầu chạy xuyên qua đất trồng rừng 50 năm của gia đình CCB Đào Thị Mỵ nhưng nó được nắn chỉnh chạy vòng qua đất của nhà cựu Chủ tịch UBND xã Tam Quan

CCB Đào Thị Mỵ phải sinh sống trong căn nhà xây dựng từ thập niên 90 giờ đã xuống cấpẢnh minh họaẢnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhóm PV