Có gan sẽ giàu... (28/10/2011)

Mặc dầu lúc này sức khoẻ đã giảm tới 70%, nhưng anh vẫn mở cửa hàng dệt len. Cửa hàng hoạt động được 3 năm, bắt đầu có thu nhập thì hàng len Trung Quốc tràn sang. Không thể cạnh tranh nổi, anh quyết định mở cửa hàng đại lý bán thức ăn gia súc.

Sau 5 năm, kinh tế gia đình được cải thiện chút ít, nhưng chẳng đáng là bao, anh lại đi tìm phương cách làm ăn mới. Thật may, vốn sẵn có quan hệ với công ty thức ăn gia súc Thái Lan lúc anh làm đại lý bán hàng cho họ, được tham quan các cơ sở chăn nuôi quy mô công nghiệp hiện đại, anh quyết định theo mô hình của họ.

Tháng 6-2005, khi được huyện cho thuê 10.500m2 đất chua trũng ở xã Quỳnh Hoa, anh cố vay mượn triển khai ngay dự án. Sau 7 tháng trời lăn lộn, đầu năm 2006, anh có sản phẩm đầu tiên, song chưa kịp trang trải nợ nần thì tháng 4-2007 đại dịch tai xanh xảy ra, 99% các trang trại, gia trại chăn nuôi đều bị thiệt hại. Trang trại của anh mặc dù được xây dựng cơ bản, bảo vệ chặt chẽ, thiệt hại giảm được tối đa, nhưng cũng mất khoảng 500 triệu đồng, may mà đầu lợn nái vẫn giữ vững. Chỉ 4 tháng sau dịch, trang trại lại có sản phẩm, mỗi ngày đều đặn có lợn xuất chuồng. Cho tới năm 2008, mọi sự vay mượn nợ nần anh đã trang trải xong, chuồng trại thường xuyên có 120 lợn nái, từ 200 - 300 con lợn thịt cung cấp cho thị trường.

Với bản lĩnh của người lính năm xưa là kiên định, vững vàng, thắng không kiêu, bại không nản, đã làm thì phải tìm mọi cách làm bằng được, nên anh đã thành công, hơn 10.000m2 của cánh đồng chua, trũng xã Quỳnh Hoa giờ đây đã là cả một cơ nghiệp chăn nuôi lớn của anh, với tổng số vốn đầu tư hơn 7 tỷ đồng.

VÂN TỪ