Cha mẹ đừng đưa bất kỳ thứ gì vào tai trẻ vì đây là khu vực cực kỳ nhạy cảm, dễ gây biến chứng nguy hiểm.
Với biện pháp này, bố, mẹ chỉ cần dùng sáp ong cuốn trong tờ giấy, đốt và thổi khói vào hốc tai trẻ nhiều lần để trị bệnh.

PGS.TS, bác sĩ Trần Minh Điển - Phó giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Viêm tai giữa là viêm khu vực gần thần kinh trung ương nên sẽ rất nguy hiểm nếu xử lý không đúng cách. Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong chỉ là một quan niệm dân gian mà không có cơ sở khoa học. Việc áp dụng tùy tiện phương pháp dân gian với trẻ nhỏ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhẹ là viêm nặng thêm, thủng màng tai, nhiễm trùng màng não; nặng hơn sẽ ảnh hưởng chức năng nghe, điếc. Vì đây là khu vực cực kỳ nhạy cảm; các chất không sạch sẽ, không tốt, hơi thở của cha mẹ có thể có vi khuẩn, chưa kể nước sáp nóng chảy rớt vào tai có thể làm tăng nguy cơ viêm tai nặng hơn cho trẻ.

Để điều trị viêm tai giữa cho trẻ cần phải đưa trẻ đi khám đúng theo lịch chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá tình hình tiến triển của bệnh để đưa ra đơn thuốc phù hợp cho bệnh nhân. Do đó cha mẹ không đưa bất kỳ thứ gì vào tai trẻ khi trẻ bị bệnh.

“Các bà mẹ cần thận trọng nhất là các phương pháp chưa được kiểm chứng. Đừng dại áp dụng khi mình không hiểu biết mà vẫn làm đôi khi gây hại cho con” - bác sĩ Điển cảnh báo.

Để phòng viêm tai giữa cho trẻ cần phải vệ sinh mũi khi trẻ có dấu hiệu viêm. Sau đây là những dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa:

Viêm tai gần như luôn đi sau chứng cảm cúm. Nước mũi thường chuyển từ không màu sang vàng hoặc xanh; trẻ quấy khóc; đau ở tai; sốt hoặc có thể không sốt; nếu chuyển nặng, dịch từ tai chảy ra.

Khi trẻ có những dấu hiệu trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

Thành An