Chia sẻ kinh nghiệm quản lý bom mìn, vật liệu nổ sau chiến tranh
Tại tọa đàm, Giám đốc điều hành GICHD Gai Rốt (Guy Rhoges) cho biết, Dự án MORE được thiết kế nhằm hỗ trợ và khuyến khích tập trung vào sự phát triển các cơ chế quản lý của từng quốc gia trong việc giải quyết vấn đề vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh và giới thiệu những kế hoạch thực tế cũng như khung thời gian để giải quyết vấn đề ô nhiễm phức tạp. Dự án xác định những giải pháp bền vững bao gồm những chính sách hoạt động hiệu quả và quản lý rủi ro nhằm nâng cao việc sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính.
Chia sẻ thông tin về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam, đại diện Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC), ông Nghiêm Đình Thiện, cho biết, hiện nay có những bước phát triển mới trong các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam, đặc biệt là công tác quản lý điều hành, ban hành chính sách. Việt Nam cũng đã đề ra Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010 - 2025 (gọi tắt là Chương trình 504), đồng thời khẩn trương xây dựng Nghị định về công tác khắc phục hậu quả bom mìn phù hợp với các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn hiện nay. “Việt Nam đánh giá cao ý nghĩa của dự án MORE đồng thời sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ với các quốc gia để hoàn thành các bước tiếp theo của dự án này”, ông Thiện nhấn mạnh.
Mục đích nhằm chia sẻ cách thức tiếp cận trong công tác quản lý rủi ro đối với vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh, đồng thời giới thiệu những giải pháp chi phí bền vững, hiệu quả trong hoạt động phản ứng đối với rủi ro. Đồng thời đây cũng là cơ hội gặp gỡ, chia sẻ về sự kiện 100 năm chiến tranh thế giới kết thúc ở Châu Âu. Hậu quả của cuộc chiến tranh đó để lại đến hôm nay vẫn còn cần nhiều thời gian, tiền của để khắc phục.
Cho dù 100 năm đã trôi qua, ký ức về các cuộc xung đột vơi dần nhưng công tác khắc phục bom mìn vẫn tiếp tục - công việc vẫn cần nhiều nỗ lực.
Giơ-ne-vơ, ngày 4 - 9 - 2014 là một năm đánh dấu mốc quan trọng trong công tác xử lý vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới. 100 năm đã trôi qua kể từ cuộc chiến tranh thế giới thứ I, tại quốc gia Bỉ, hàng năm vẫn có khoảng 200 tấn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh được di dời. Tại Đức, công tác rà phá bom mìn đã được tiến hành
trong suốt 75 năm, hằng năm, chỉ tính riêng tại thành phố Berlin, số lượng vật nổ được di dời là 45 tấn. Đã 69 năm trôi qua kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới lần II, tại Nhật Bản, đội xử lý bom mìn trung bình ngày nào cũng nhận được các cuộc gọi về việc phát hiện vật nổ.
Trong dịp Tọa đàm đánh giá các dấu mốc quan trọng thuộc Dự án quản lý vật nổ còn sót lại sau chiến tranh (MORE), Tổ chức GICHD đánh giá cao về các thành tựu, kinh nghiệm trong suốt 55 năm qua của Việt Nam, Campuchia, Lào.
Bên cạnh việc xem xét các chính sách và thực tiễn trong quá khứ, hội thảo cũng tập trung vào việc tìm kiếm ra giải pháp mới nhằm nâng cao chính sách quản lý rủi ro và tập trung các nỗ lực vào các khu vực được ưu tiên, phát triển các trương trình bền vững quốc gia trong công tác phản hồi đối với vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Dự án MORE là kết quả của sự hợp tác giữa 15 quốc gia khác nhau thuộc Châu Âu, Châu Á.
Chương trình này nghiên cứu sự phát triển của các chính sách, và thực tiễn trong cách thức phản hồi đối với sự hiện diện của vật nổ tại các quốc gia vẫn còn bị ô nhiễm bom đạn từ sau các cuộc xung đột 1945, nhằm hỗ trợ cho người ra quyết định hiện tại và khuyến khích sựthay đổi trong cách thức tiếp cận các giải pháp nhằm giảm thiểu, khắc phục những tác động của ô nhiễm bom đạn tại các quốc gia bị ảnh hưởng bởi các xung đột gần đây (như Việt Nam, Lào, Campuchia) Sự phát triển của chương trình như là một điều tất yếu; từ cách thức phản hồi cho tới khắc phục các rủi ro, nhưng cũng đồng thời phát triển một cách thận trọng các kế hoạch quốc gia. Đã xuất hiện điểm tương đồng giữa các quốc gia tham dự hội thảo trong công tác khắc phục bom mìn: có sự dịch chuyển từ phản hồi khẩn cấp trong giai đoạn đang diễn ra xung đột, và phản hồi tức thì sau cuộc xung đột sang một tình thế mới mang tính chất chủ động hơn do sựgiảm đi về mức độ và quy mô của rủi ro. Thông qua các thách thức mà các quốc gia đã gặp phải trong quá khứ, các
chương trình quốc gia ngày nay có thể được điều chỉnh nhằm tránh lặp lại sai lầm trước đó.
Quy trình quản lý rủi ro, được áp dụng trong công tác ra quyết định và sắp xếp thứ tự ưu tiên của các nhiệm vụ căn cứ trên các tiêu chuẩn phù hợp với từng quốc gia, được áp dụng tại hầu hết các quốc gia mặc dù vẫn còn sự khác biệt về chất lượng. Trong mục tiêu ngắn hạn, nghiên cứu đã chỉ
ra rằng các quốc gia có thể nhìn thấy rõ được sựcải tiến trong các phản ứng của quốc gia đối với vật nổ còn sót lại sau chiến tranh thông qua việc cập nhật các chính sách, thực tiễn trong việc đánh giá rủi ro.
GICHD cũng là tổ chức tiên phong trong việc nghiên cứu tuổi thọ
của vật nổ. Nghiên cứu về sự biến đổi chất cũng như các thành phần cơ khí của bom lớn và bom chùm nhằm hỗ trợ, hướng dẫn trong việc quyết định chính sách căn cứ trên các đánh giá vềquản lý rủi ro.
Kết quả nghiên cứu của dựán MORE sẽ được trình bày tại cuộc họp lần tới, theo kế hoach sẽ được tổ chức vào tháng 5 – 2015, gồm đại diện từ các nước: Úc, Bỉ, Campuchia, Pháp, Nhật, Lào, Quần đảo Solomon, Vương quốc Anh, Hoa Kì, Việt Nam và ASEAN cũng như các tổ chức phi chính phủ, các đối tác thương mại khác.
Trung tâm Quốc tế Giơ- ne-vơ về Khắc phục bom mìn nhân đạo là một tổ chức quốc tế có trụ sở tại Thụy Sỹ, hoạt động của GICHD nhằm loại bỏ các loại bom mìn, vật nổcòn sót lại sau chiến tranh. Thông qua việc tiến hành các nghiên cứu, phát triển các tiêu chuẩn và tham gia trao đổi sự hiểu biết lẫn nhau, GICHD hỗ trợ phát triển năng lực cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi bom mìn. GICHD hợp tác với chính quyền cấp quốc gia, cấp địa phương để hỗ trợ việc lên kế hoạch, hợp tác, tiến hành, theo dõi và đánh giá các chương trình khắc phục hậu quảbom mìn. GICHD đồng thời cũng tham gia vào việc thi hành Công ước chống Mìn sát thương, Công ước về bom đạn Chùm, và các văn kiện có liên quan khác của luật quốc tế. GICHD luôn tuân thủ các nguyên tắc nhân đạo về con người, tính công bằng, tính trung lập và độc lập./.
Thu Hải