Chia nhỏ các bữa ăn: Chia nhỏ thành 6-8 bữa nhỏ mỗi ngày, thay vì là 3 bữa lớn. Theo chuyên gia dinh dưỡng Andrea Frank của bệnh viện Mount Sinai ở Chicago, ăn bữa nhỏ thường xuyên hơn trong suốt cả ngày, có nghĩa là mỗi bữa sẽ không quá nhiều, vì vậy bạn sẽ không phải ăn quá no.
Ăn ít các thực phẩm giàu chất béo: Tránh các loại thịt nhiều chất béo, như là thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thay vào đó là cá, chim hay các loại đỗ. Bạn hãy chế biến thức ăn bằng cách luộc, trần, hay nướng, thay vì chiên rán.
Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng: Những thực phẩm bổ sung dinh dưỡng ở dạng lỏng là cách tuyệt vời để bạn có thể bổ sung thêm năng lượng, bảo quản chúng trong tủ lạnh để khi uống có cảm giác ngon miệng hơn.
Các thực phẩm không cần chuẩn bị: Chọn các thực phẩm có thể sử dụng ngay hoặc chỉ cần chuẩn bị ít, do đó bạn có thể không cần tiêu tốn năng lượng để chuẩn bị chúng mà có thể sử dụng ngay. Các sản phẩm có thể được lựa chọn như bơ đậu phộng, cá ngừ, ngũ cốc, pho mát, bánh quy giòn, trứng và các bữa ăn đông lạnh.
Yêu cầu sự giúp đỡ: Hãy để gia đình và bạn bè có thể giúp đỡ bạn từ việc đi chợ đến chuẩn bị đồ ăn. Hãy cho họ biết bạn thích ăn gì, bạn cảm thấy như thế nào khi ăn để họ có thể thực hiện nó, và chắc chắn là họ sẽ rất vui khi giúp bạn.
Ăn theo sở thích: Nếu bạn đang cảm thấy tốt hơn, hãy tận dụng thời gian và thưởng thức một số món ăn ưa thích của bạn.
Vũ Minh