Chậm nhưng chắc

Ngoại trưởng Mỹ - Anthony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Papua New Guinea - Win Bakri Daki ký thỏa thuận quốc phòng ngày 22-5.

Tổng thống Mỹ - Joe Biden đã gây thất vọng cho lãnh đạo các quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương khi bất ngờ huỷ lịch thăm Papua New Guinea (PNG), chuyến thăm được định sẵn vào ngày 22-5, sau khi ông kết thúc lịch trình bận rộn tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản. Tuy nhiên, việc ông Biden huỷ chuyến thăm là việc bất khả kháng khi vấn đề nội bộ trong nước, cụ thể là cần có những quyết định mang tính dứt khoát để nước Mỹ tránh được nguy cơ vỡ nợ, cần ông phải giải quyết gấp, chứ không phải Mỹ bỏ chiến lược của mình ở khu vực này trước một Trung Quốc đang lấn tới.

Báo chí thế giới tập trung xoáy vào chuyện ông Biden không đến được PNG hay chuyện người thay thế ông tới quốc đảo này là Ngoại trưởng Anthony Blinken đi trên con đường 6 làn xe ở thủ đô Port Moresby do Trung Quốc xây dựng để nói về chuyện Mỹ chậm chân, tạo khoảng trống chiến lược để Trung Quốc lấn tới ở khu vực này. Đúng vậy, Mỹ đã chậm chân so với Trung Quốc khi bỏ rơi các quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương quá dài. Thế nhưng, sự quyết đoán trong hợp tác và đầu tư của Trung Quốc ở khu vực cùng với sự thay đổi chiến lược kịp thời hướng về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương giờ đây đã chứng tỏ Mỹ chậm nhưng chắc.

Washington đã cảnh giác và hành động quyết đoán hơn trước sựhiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Năm 2022, đảo quốc Solomon đã ký hiệp ước an ninh với Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại rằng Bắc Kinh có thể xây căn cứ quân sự đầu tiên trong khu vực và mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội nước này ở Thái Bình Dương. Ngay đầu năm nay, Mỹ đãmở lại đại sứ quán ở quần đảo này, nơi Mỹ vốn đã có sứ quán nhưng lại bị đóng cửa suốt 30 năm qua. Chiến lược của Mỹ còn được thể hiện rõ hơn khi Bộ Ngoại giao Mỹ vào đầu tháng 5đã khai trương Đại sứ quán tại thủ đô Nuku'alofa của Tonga. Ngoại trưởng Tonga - Samiu Vaipulu gọi đây là sự kiện lịch sử mà người dân hòn đảo đã mong chờ từ lâu. Washington còn lên kế hoạch mở thêm đại sứ quán ở hai đảo quốc lân cận là Vanuatu và Kiribati, theo tuyên bố của Phó tổng thống Mỹ - Kamala Harris khi bà đến thăm Fiji vào giữa năm 2022. Hồi tháng 9-2022, Tổng thống Biden công bố chiến lược quốc gia đầu tiên dành cho các đảo quốc Thái Bình Dương, với kế hoạch đầu tư 810 triệu USD vào khu vực, tại cuộc họp thượng đỉnh với nguyên thủ các quốc đảo Nam Thái Bình Dương ở Washington.

Trong khi thoả thuận an ninh của Solomon với Trung Quốc còn mập mờ thì bước đi của Mỹ với PNG lại rõ ràng hơn. Trong chuyến thăm ngắn ngủi của ông Biden, ông và Bộ trưởng Quốc phòng PNG - Win Bakri Daki đãký thỏa thuận quốc phòng quan trọng, cho phép lực lượng quân sự Mỹ tiếp cận một số sân bay và cảng biển ở quốc đảo. Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá thỏa thuận với PNG này sẽ “Củng cố hợp tác an ninh và quan hệ song phương, nâng cao năng lực cho quân đội PNG, đồng thời tăng cường ổn định và an ninh khu vực”. Ông Blinken nói hai nước sẽ tăng cường trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật, tham quan tàu và cùng tuần tra biển hiệu quả hơn trong khi nước chủ nhà nhận định thỏa thuận là bước tiến mới trong nỗ lực nâng cấp quan hệ với Mỹ. Thủ tướng PNG James Marape trước đólý giải thỏa thuận sẽ cho phép PNG tiếp cận thông tin từ mạng lưới vệ tinh Mỹ để đối phó “hoạt động trái phép trên vùng biển quốc tế", đổi lại các lực lượng Mỹ có thể đi vào vùng biển nước này thuận lợi hơn”.

Như vậy, cả về kinh tế, ngoại giao và quân sự thì Mỹ tuy chậm, hoặc bỏ quên khu vực trong một thời gian dài, so với Trung Quốc nhưng lại thực sự quyết đoán khi đặt bước chân lại khu vực này. Dẫu gì, 15 quốc gia tại đây quản lý khoảng 20% đại dương thế giới. Ở đây có những tuyến hàng hải quan trọng từng được phe đồng minh sử dụng để vận chuyển hàng tiếp tế đến Australia và New Zealand trong Thế chiến II. Nếu Mỹ xao nhãng, rõ ràng khoảng trống sẽ dành cho nước khác. Thé nhưng, việc Mỹ trở lại khu vực lần này lại có điểm khác. Thủ tướng PNG lấp lửng. rằng nước này không chịu ràng buộc chỉ được hợp tác với Mỹ mà vẫn có thể cân nhắc ký thỏa thuận tương tự với những nước khác, trong đó có Trung Quốc. Mỹ đã chậm nhưng chắc và giờ Mỹ cần phải thực sự chắc nếu muốn giữ được khu vực này trong tầm chiến lược của mình.

Thanh Huyền